29 tháng 11, 2016

Tư liệu quý về Nguyễn Du

 

Posted on 10.11.2013

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Tôi đã có một ít bài viết nhỏ (Notes) về Nguyễn Du: Đọc Bill Gate nhớ Nguyễn Du; Nguyễn Du nửa đêm đọc lại; Nguyễn Du và những câu thơ tài hoaTâm sự Nguyễn Du qua Đối tửu; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ c; Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ. Trước đối tửu, thầm thương bậc anh hùng. “Ba trăm năm nữa chốc mòng. Biết ai thiên hạ khóc cùng Tố Như“. Tôi đã từng trăn trở Nguyễn Du nửa đêm đọc lại; sau bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS. NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, Kim Trọng là Lê Chiêu Thống và nàng Kiều là Nguyễn Du.

Gần đây, tôi đọc được một số bài viết mới khá hay: Nguyễn Du – Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương;  Tết, đọc lại thơ Nguyễn Du;  Đọc Nguyễn Du, nhớ Nguyễn Khuyến, Khóc Tố Như , soi sáng thêm những  góc nhìn mới. Tuy vậy, một vị Thiền sư đã gợi ý cho tôi phải tìm hiểu sâu thêm những uẩn khúc chưa rõ như : Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục;  Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. May thay lần này tôi được tiếp xúc với tư liệu quý của Phạm Trọng Chánh:  Đọc sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi  đăng trên Văn hóa Nghệ An đã soi sáng thêm nhiều điều nghi vấn.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy (Ảnh: Mộ Nguyễn Du ở Hà Tĩnh). Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …
???????????????????????????????

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Sáu cuốn sách quý góp phần giải mã Nguyễn Du và Truyện Kiều theo tôi đó là: Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du,”Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái, “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, “200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều” 1989 trang của Lê Xuân Lít, “Nguyễn Du” 416 trang của Nguyễn Thế Quang, “Thả một bè lau”, Truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán, 471 trang của Nhất Hạnh.

Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Hôm nay tôi thông tỏ được một phần của giấc mơ lạ trước kia nhờ phản biện sâu sắc và các dẫn liệu của nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.

Tôi mừng không ngủ được trước tư liệu quý này và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hoàng Kim

xem tiếp:

ĐỌC SÁCH “NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI” CỦA HOÀNG KHÔI

Phạm Trọng Chánh

Nguồn Văn hóa Nghệ An thứ bảy, 09 tháng 11 2013 06:12

Có gì vui hơn, khi những thành quả nghiên cứu văn học của mình được bè bạn Hội Kiều Học trong nước hưởng ứng viết thành tiểu thuyết.  Nhận được sách anh Hoàng Khôi: Nguyễn Du trên đường gió bụi với lời đề tặng : “Thân tặng anh Phạm Trọng Chánh. Cám ơn anh vì những bài viết của anh đã gợi ý nhiều và tạo cảm hứng cho tôi hoàn thiện cuốn sách này “. Người viết vội vàng viết bài về quyển sách anh gửi tặng, giúp anh “nhặt sạn” những sơ sót trong lúc say sưa viết. Tiếc là không được đọc bản thảo lúc sách chưa ra đời để công trình anh được hoàn hảo hơn, thôi thì góp ý kiến để lần tái bản anh xem xét lại. Bài viết cũng trả lời các thắc mắc nhiều bạn khi thấy dàn bài sách anh Hoàng Khôi trùng hợp với tên tựa các bài tôi đã viết đăng trên nhiều site trong nước và hải ngoại, gửi email hỏi tôi, mong rằng bài viết này giải toả các nghi ngờ về sách anh Hoàng Khôi.

Người nghiên cứu văn học sau bao năm tìm kiếm giải quyết những thắc mắc của  các học giả đi trước :  Tại sao Nguyễn Du có những bài thơ làm ở Trường An, Hàng Châu không nằm trên đường đi sứ năm 1813 ? Tại sao trong Thanh Hiên thi tập có các địa danh : Liễu Cao Lâm, Trường An, Giang Hán, Giang Bắc, Giang Nam, Nam Đài, Long Thủy, những địa danh ấy ở đâu ? Những người đi trước không nghĩ tới chỉ dịch phớt qua hay bỏ quên !   Nhân vật Nguyễn Đại Lang trong Thanh Hiên thi tập là ai ? Nguyễn Du trong thơ tiễn biệt có nói đã cùng kết nghĩa sinh tử, cùng tồn vong, chia tay tại đâu mà hẹn gặp lại tại Trung Châu ? Trung Châu là Hà Nội hay ở Trung Quốc. Nguyễn Du từ năm 1783 làm Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu hiệu tại Thái Nguyên. Sách sử các tài liệu rãi rác : Nguyễn Khản làm Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa, Hoàng Lê Nhất Thống Chí có nói đến Cai Gia, tay giặc già, thuộc hạ của Nguyễn Khản nắm binh quyền tại Thái Nguyên. Lê Quý Kỷ Sự của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm, Nhậm trọng khí khái dụ hàng, lại tha bổng cho phép muốn đi đâu thì đi. Gom lại các tài liệu, tôi tìm được một nhân vật, vừa là thầy, là anh kết nghĩa Nguyễn Du và cũng là Từ Hải, mở cách cửa  Nguyễn Du đã vào bước đường đi giang hồ khắp Trung Quốc thời thanh niên.Những chi tiết rành rành trong Thanh Hiên thi tập có những bài tả cảnh tuyết, núi non trùng điệp, lá vàng, trưởng giả ăn mặc còn theo nhà Hán (không theo nhà Thanh để tóc bính đuôi sam, áo quần Mãn Châu), dân chúng theo lịch nhà Tần, xử dụng nhạc cụ “tù và” ? Nguyễn Du có hư cấu, ở Quỳnh Hải, Hồng Lĩnh theo sách vở mà tưởng tượng làm thơ, hay thơ chữ Hán Nguyễn Du là những trang nhật ký ?Tại sao Nguyễn Du có những câu thơ kỳ lạ : Tôi đọc kinh Kim Cương nghìn lượt ?. Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế? Giang Bắc, Giang Nam cái túi không? Nguyễn Du làm gì mà đọc kinh Kim Cương trong ba năm, đội mũ vàng nhà sư đi muôn dậm (khoảng 5000 km), làm gì không tiền mà đi hết các sông phía bắc đến sông phía nam Dương Tử Giang ? Nguyễn Du ở đâu mà cách Trường An ngàn dậm về phía Nam ?Theo Nguyễn Hành, cháu Nguyễn Du, có viết ông có một cuộc đời giang hồ như cuộc đời làm quan : Giang hồ long miếu hai điều đủ, Thi họa cầm thư bốn nghệ tinh.Theo gia phả từ năm 1786 đến 1796 Nguyễn Du về quê vợ tại Quỳnh Hải, Thái Bình hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn.  Nhưng điều này không đúng vì từ năm 1788 Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn và đi sứ trong đoàn 158 người năm 1790. Đoàn Nguyễn Tuấn có hai bài thơ viết tặng một văn nhân họ Nguyễn, gặp tại Hoàng Châu, Trung Quốc  vào mùa thu bàn luận về văn chương sôi nổi chuyện gì ?, Đoàn Nguyễn Tuấn phải lên Nhiệt Hà nơi vua Càn Long đang nghỉ mát ? Văn nhân họNguyễn đi xe song mã về Nam và hẹn gặp lại tại nước nhà vào mùa xuân. Trên đường đi cớ gì mà Đoàn lại viết một bài thơ Vô Đề về hồng nhan đa truân khi gặp một ca nhi hát cho sứ đoàn tại bến sông Hán?.Mang những thắc  mắc bao nhiêu năm, năm 2009, tôi đi Trung Quốc qua những thành phố Nguyễn Du đi sứ và các địa danh trong thơ, tôi nghiên cứu, tham khảo sách vở từng con sông, từng hồ, từng thắng cảnh Nguyễn Du đã đi qua, tôi dịch lại toàn bộ thơ chữ Hán Nguyễn Du, do không nghĩ đến Nguyễn Du có một thời gian đi giang hồ tại Trung Quốc thời trẻ, những địa danh bị người đi trước không hiểu nên bỏ qua hay dịch sai và tôi hoàn thành quyển Nguyễn Du mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn Paris Xb 2011. Và gần đây tôi viết thành nhiều bài nhỏ để phổ biến trên các báo điện tử.

Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà  người đi sau nối tiếp người trước , làm giải quyết những nghi vấn còn tồn động, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ. Điều may mắn trong nghiên cứu về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương tôi có dịp gặp gỡ bàn bạc với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn.

Những thắc mắc về Nguyễn Du tôi đã từng bàn với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, từ những năm 1980 thuở còn thanh niên trong những lần tôi về nghỉ hè hàng tháng trời tại dã thự Cam Tuyền, tại Trouville bờ biển Normandie, Giáo sư khuyến khích, chỉ dẫn tôi những điều giáo sư nghi ngờ và chưa tìm ra câu giải đáp. Tôi mang nặng những lời hướng dẫn của giáo sư suốt mấy mươi năm, nên đọc lại, dịch lại từng câu từng chữ thơ chữ Hán, chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Ở Paris mà nghiên cứu Văn Học Việt Nam quả thật là chuyện gàn, vì ban ngày nói tiếng Pháp, làm ăn sinh sống bằng tiếng Pháp, mà ban đêm cứ thao thức ngồi viết bằng tiếng Việt, dịch thơ tiếng Việt chữ Hán, chữ Nôm. Được tiếp xúc với kho tàng văn hóa Hán Nôm lưu trữ tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Paris, di sản cha ông mình nhiều quá, mà người nghiên cứu lác đác như lá mùa thu, vì việc làm chẳng ai trả lương, chỉ để tiêu khiển. Ngày xưa, tôi tò mò hỏi giáo sư Hoàng Xuân Hãn : Vì sao Bác tốt nghiệp trường Bách Khoa Paris, tốt nghiệp Kỹ sư Hầm Mỏ, Thạc Sĩ Toán mà lại dành cả đời đi nghiên cứu văn chương Việt Nam ? Bác trả lời :  “Việc ấy các anh em trẻ có nhiều sẽ làm giỏi hơn bác, nhưng kho tàng văn học Việt Nam nếu không ai làm, di sản tổ tiên sẽ mất đi rất nhiều“. Rồi từ lúc, ngồi trên ghế trường Bách Khoa Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết tự điển danh từ Khoa Học bằng tiếng Việt, đặt nền tảng cho việc giảng dạy tiếng Việt, chỉ một năm làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật, giáo sư đã đặt nền tảng cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong tiếng súng chiến tranh Pháp Việt, giáo sư Dương Quảng Hàm lao vào cứu thư viện của mình và bị chết cháy. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn vẫn tiếp tục đi mua hàng gánh sách vở các đại gia bị con cháu đem bán làm giấy bổi, rồi mang nó ra xa nơi chiến tranh ngồi tiếp tục nghiên cứu, chẳng màng đến danh lợi. Bác Hãn viết sách cả đời, công sức như cả một Viện Văn Học nhưng không hề hưởng được một đồng nào do sách vở mang lại. Với địa vị, bằng cấp tại Pháp, Bác Hãn có thể trở nên giàu có, nhưng Bác biết dừng lại khi đã có đầy đủ và dành thì giờ nghiên cứu di sản tổ tiên.

Tôi vốn nặng nợ với nghiệp văn chương, thuở học trung học đã làm thơ viết báo, nhiều khi tự nhủ lòng : Trang Tích xưa khi bệnh mới rên bằng tiếng Việt, chứ tôi đi du học từ năm 19 tuổi, mà cứ rên bằng tiếng Việt suốt hơn 43 năm. Thôi thì như Tú Xương : Một chè, một rượu, một đàn bà.. mình thì chẳng rượu chè, cờ bạc chỉ mê có cô Hồ Xuân Hương và cô Kiều.

Công trình Nguyễn Du, mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương sau khi hoàn thành từ Paris năm 2011, tôi gửi sang Moscou tặng Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong những ngày cuối đời, giáo sư cho biết bị phong thấp tê liệt cả nửa người, chỉ còn một tay gõ chữ, bao ngày tháng trông đợi, thường xuyên viết Email hỏi thăm khuyến khích, không có quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí tại Moscou, Giáo sư nhờ môn sinh từ trong nước gửi qua, cầm quyển sách trong tay, giáo sư đánh Email hỏi gấp : Cai Gia ở trang mấy, anh nói gấp cho tôi biết,  giáo sư rất vui khi đọc được những khám phá mới của tôi về Nguyễn Du, nhất là về Cai Gia Nguyễn Đại Lang sẽ mở ra cánh cửa về cuộc đời giang hồ của Nguyễn Du và Giáo sư vui vẻ nói rằng khám phá này rằng “sẽ làm mưa làm gió”… không ngờ đây  là quyển sách cuối cùng Giáo sư đọc trước khi nhắm mắt lìa đời.

Được Giáo Sư Nguyễn Văn Hoàn, vốn đã quen biết từng sang chơi Paris hơn 30 năm, nay là Chủ Tịch Hội Kiều Học, mời tham gia Hội Kiều Học vừa mới thành lập, nay được anh Vũ Ngọc Khôi, một hội viên Kiều Học viết chuyện Mười năm gió bụi của Nguyễn Du thành tiểu thuyết còn gì vui hơn. Hy vọng có một đạo diễn tài ba, một nhà sản xuất phim, một nhà viết kịch bản phim… sẽ có cảm hứng làm phim truyện nhiều tập về Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ ăn đứt các bộ phim Trung Quốc – Hàn Quốc, sẽ phục hưng văn hóa Việt đánh bạt được các ảnh hưởng văn hóa tình cảm lẫm cẩm, giúp cho giới trẻ Việt Nam biết lịch sử Việt Nam nhiều hơn là sử Trung Quốc,  Hàn Quốc. Hàn Quốc đã làm được bộ phim Xuân Hương, một truyện thơ hàng đầu của Triều Tiên, còn Việt Nam chờ đến bao giờ ?

Mơ ước nhiều, nhưng trước tiên đề nghị với anh Hoàng Khôi, xây dựng lại quyển tiếu thuyết hoàn hảo hơn,  và mắc các sự kiện trên chiếc đinh lịch sử vững chắc.

Trước tiên, để đóng những chiếc đinh sự kiện vào lịch sử, cần tóm lược các sai lầm năm tháng trong Thanh Hiên thi tập, và mười năm gió bụi. Thời gian các tài liệu cũ dựa theo gia phả cho rằng Nguyễn Du theo vua Lê Chiêu Thống không kịp về ẩn lánh quê vợ ở Quỳnh Hải, hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn chống Tây Sơn 1786-1796 và từ 1796-1802 là thời kỳ dưới chân núi Hồng, Vợ chết năm 1796, Nguyễn Du cõng con Nguyễn Tứ về Hà Tĩnh, làm Hồng Sơn Liệp Hộ. Năm 1802 Nguyễn Du đón đường vua Gia Long tại Hà Tĩnh dâng sớ và được đưa ra Bắc phong làm Tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam.

Cách chia này không đúng vì có các mâu thuẫn : Ngược lại Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn. Bài thơ Quỳnh Hải Nguyên tiêu :  Nguyễn Du hạnh phúc bên vợ : Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, Trăng sáng đầu xuân tỏa ngập tràn, và mình đã trải qua chân trời góc biển đến 30 tuổi. Các tài liệu cũ không biết vợ Nguyễn Du tên gì, không biết năm sinh, làm sao biết năm mất ? Tại Hồng Lĩnh, Nguyễn Du bị tù, Trấn thủ Nguyễn Văn Thận giữ vững Hà Tĩnh cho đến năm 1802, Nguyễn Du không thể chiêu tập thủ hạ và không thể có lương thực, bò, ngựa để dâng vua Gia Long. Người đã làm quan được mời ra (cùng Nguyễn Thiếp) năm 1802 và đi theo vua Gia Long từ Phú Xuân ra Bắc là Nguyễn Nể chứ không phải Nguyễn Du. Bài thơ Chí Hiên tặng của Nguyễn Du lưu trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương, có hai câu : Ra Bắc phen này mong nổi việc, Vào Nam ngẩm trước cũng hoài công. Chứng tỏ Nguyễn Du không tìm được ai ủng hộ mình tại Hà Tĩnh  (Tụ đầu nan đắc thường thanh mụcHọp bạn khó tìm người mắt biếc) Hà Tĩnh trải qua cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh, làng Tiên Điền bị làm cỏ, không ai còn muốn phiêu lưu chống Tây Sơn, (Tiếu đề tuẫn tục can qua tế – Khóc cười thời loạn theo trần thế. Tạp thi II). Nguyễn Du không thể ở lại dạy học vì người bạn thân là Thực  Đình dạy học cũng không sống nổi. Cái tên Thực Đình tự cười mình, nói lên số phận chỉ ăn no khi có đám tiệc ở đình làng. Nguyễn Du thất bại, bị tù tại Hà Tĩnh, mới ra trở lại Thăng Long, thì Hồ Xuân Hương đã đi lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du về Quỳnh Hải cưới vợ Đoàn Nguyễn Thị Huệ, do hai ông anh Nguyễn Nể , Đoàn Nguyễn Tuấn thu xếp, năm ấy Nguyễn Du 30 tuổi. Tại Quỳnh Hải, Nguyễn Du dạy học văn võ, chiêu tập thủ hạ, hoàn tất Truyện Kiều, làm ăn khấm khá mới có bò ngựa lương thực dâng vua Gia Long. Từ Quỳnh Hải, Nguyễn Du dẫn thủ hạ đi không xa đến Phù Dung cùng trấn Sơn Nam, thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay làm Tri huyện tại đây cho nên có danh hiệu là Phi Tử.  Nguyễn Nể cũng được vua Gia Long để lại Bắc Hà giúp  Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành các nghi lễ cho sứ đoàn do Binh Bộ Thượng thư Lê Quang Định làm Chánh sứ xin nhà Thanh phong vương và đổi quốc hiệu là Nam Việt, nhưng không giữ chức vụ gì. Nguyễn Nể không bị Đặng Trần Thường đem ra Văn Miếu đánh đòn như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn An Lịch.. nhưng năm 1805 về Hà Tĩnh thì bị tri phủ Trần Văn Chiêu tuy bức, ông uất ức mà chết.  Nguyễn Du vợ mất năm 1804 để lại một con Nguyễn Tứ.

NIÊN BIỂU NGUYỄN DU

1766. Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3-1-1766, mới đúng. (Các tài liệu cũ đều lầm lẫn khi viết Nguyễn Du sinh năm 1765).

1771  Cha là Nguyễn Nghiễm xin về hưu trí sĩ, được gia thăng chức Đại Tư Đồ. Chúa Trịnh cấp cho xe bồ, ngựa tứ và thuyền hãi mã đưa về làng. Nguyễn Du theo cha về. Nguyễn Nghiễm lại được gọi ra làm quan Tham Tụng.

1774. Nguyễn Nghiễm được sung chức Tả Tướng cùng Hoàng Ngũ Phúc đánh Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

1776 Nguyễn Nghiễm bị nhiễm bệnh dịch cùng hàng ngàn quân sĩ, đưa về quê dưỡng bệnh và mất tại Hà Tĩnh 7 tháng 11 Ất Mùi (7-1-1976). Được truy tặng tước Huân dụ Đô hiến đại vương, Thượng đẳng phúc thần.

1778 Bà Trần thị Tần (1740-1778) mẹ Nguyễn Du qua đời ngày 20-7-1978.

1780 Trong vụ án Canh Tý. Anh cả Nguyễn Khản (1734-1786) thầy dạy Trịnh Tông bị khép tội mưu loạn cùng Trịnh Tông, được tha chết nhưng bãi chức, giam ở nhà Châu Quận công. Nguyễn Du về Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng.

1782. Chúa Trịnh Sâm mất, Trịnh Tông nối ngôi Chúa, cử Nguyễn Khản làm Thượng Thư bộ Lại, tước Toản Quận công.

1783 Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, Nam Định đậu tam trường. Nguyễn Khản thăng Thiếu Bảo, cuối năm thăng Tham Tụng kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên. Cử Nguyễn Du làm Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu cai quản đội quân tinh nhuệ nhất Thái Nguyên. Cai Gia Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu vốn là tay giặc già, phản Thanh phục Minh Trung Quốc, gốc người Việt Đông, là tân khách (thủ hạ) dưới trướng, thầy dạy võ cho Nguyễn Du và các anh em được giao quyền Trấn thủ Thái Nguyên, nơi có nhiều người Trung Quốc sang khai mỏ bạc. Nguyễn Nể(1761-1805) đỗ tứ trường trường thi Hương Phụng Thiên, Hà Nội, Nguyễn Khản phong làm Cai quản đội quân Phấn Nhất trong phủ Chúa.

1784 Nhân vụ 7 kiêu binh bị nhà chúa giết vì bữa tiệc vua Lê đãi kiêu binh có công phò Hoàng Tự Tôn Lê Duy Kỳ từ trong tù ra, kiêu binh nổi loạn đốt phá dinh thự Bích Câu. Nguyễn Khản chạy trốn lên Sơn Tây với em Nguyễn Điều (1745-1786), trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Nể phụ tá làm Hiệp tán Nhung vụ,họ toan hợp quân các trấn về đánh kiêu binh, nhưng kiêu binh giữ chặt chúa Trịnh Tông nên âm mưu bất thành. Kiêu binh áp lực bãi chức Nguyễn Khản và giáng chức Nguyễn Điều, hai người về Hà Tĩnh. Nguyễn Điều về huyện Thanh Chương lập nhà ở đấy, khi nghe nhà Trịnh mất, ông uất ức mà chết năm 1786.

1786 Tây Sơn ra Bắc,  Nguyễn Khản từ Hà Tỉnh  theo ghe mành ra Bắc  giúp chúa Trịnh chủ trương đóng quân theo lối vẩy sộp (theo Lê Quý Kỷ sự) , nhưng kiêu binh vu cáo ông rước giặc Tây Sơn về. Nguyễn Khản phải bỏ chạy, ông mất trong hoàn cảnh đó, thi hài được đưa về an táng tại Hà Tĩnh.

1787 Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh cùng Cai Gia Nguyễn Đăng Tiến, quyền trấn thủ Thái Nguyên khởi nghĩa tại Tư Nông thất bại, bị bắt và cùng được Vũ Văn Nhậm tha chết. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi,  dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch.

1787. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu .

1790 Tại Hàng Châu Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Tại đây Nguyễn Du có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ, (nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị), sau đó hai người đi Yên Kinh (gặp vua Lê Chiêu Thống), trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán, gặp bạn văn chương, Nguyễn Du bàn chuyện sôi nổi về Hồng nhan đa truân. Đoàn Nguyễn Tuấn viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long.

1790-1793. Nguyễn Du về ở với anh Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công, năm 1791 đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nhưng Nguyễn Du thường ở gác tía, nơi câu cá anh Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Tại đây Nguyễn Du quen biết Xuân Hương Hồ Phi Mai, mối tình ba năm.

1794. Nguyễn Nể được triệu về Phú Xuân thăng chức Đông Các Đại Học Sĩ, gia tăng Thái Sử Tả Nghị Lang, chức vụ thầy dạy vua Cảnh Thịnh. Nguyễn Nể giao phó cho hai em Nguyễn Du và Nguyễn Ức tiền bạc để về Tiên Điền xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền. Về Phú Xuân, quyền hành nhà Tây Sơn trong tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, cậu vua Cảnh Thịnh, Thái sư đày Quân sư Trần Văn Kỷ ra Hoàng Giang làm lính thú. 1795  Nguyễn Nể xin ra Quy Nhơn vừa mới lấy được từ vua Trung Ương  Nguyễn Nhạc, trấn đóng để tránh xa xung đột triều đình, cuối năm được cử làm Chánh Sứ (Hành Khánh Sứ) lễ bộ mừng lễ truyền ngôi vua Càn Long cho vua Gia Khánh.

1794-1796. Nguyễn Du về Tiên Điền, bị bệnh ba tháng cuối năm. Ở nhà cạnh  Giang Đình bến sông để tiếp nhận  mua gỗ đá, vật liệu chở bằng thuyền.  Nguyễn Ức vẽ kiểu và chỉ huy thợ xây cất. Nguyễn Du trao đổi thơ với Hồ Xuân Hương. Nguyễn Du đi săn làm Hồng Sơn liệp hộ. Nguyễn Du có vào Phú Xuân thăm anh và nhận một món tiền khác.

1796. Công việc xây dựng tạm xong. Nguyễn Du làm Nam Hải Điếu đồ, người đi câu biển Nam Hải toan theo thuyền về Nam. Lúc này chúa Nguyễn Ánh đã đánh chiếm đến thành Diên Khánh (Nha Trang). Nguyễn Du bị quận công Nguyễn Văn Thận trấn thủ Hà Tĩnh bắt giam mười tuần. Nguyễn Du trở ra Thăng Long thì hay tin Hồ Xuân Hương đã đi lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du viết hai bài thơ ký tên Chí Hiên oán trách nàng tệ bạc. Hồ Xuân Hương vẫn trân trọng chép trong Lưu Hương Ký. Nguyễn Du sang nhà Đoàn Nguyễn Tuấn, anh Nguyễn Nể  cũng vừa đi sứ về được thăng chức Hữu Trung Thư, chức vụ quân sư cho vua Cảnh Thịnh, trước biến loạn triều đình Nguyễn Nể xin ra xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An thay Trần Quang Diệu.

1797-1801  Nguyễn Nể cùng Đoàn Nguyễn Tuấn tác thành hôn nhân cho Nguyễn Du cùng Đoàn Nguyễn Thị Huệ và giao cho gia trang ở Quỳnh Hải. Từ đây Nguyễn Du có vợ con sống hạnh phúc chấm dứt cuộc đời gió bụi. Nguyễn Du hoàn tất Truyện Kiều, dạy văn, dạy võ chiêu tập thủ hạ tại Quỳnh Hải.

1801 Nguyễn Nể được lệnh vua Cảnh Thịnh đưa La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào chầu, còn ở Phú Xuân thì kinh đô thất thủ. Nguyễn Nể và La Sơn Phu Tử được vua Gia Long gọi ra. Nguyễn Nể dâng sớ được trọng dụng khen thưởng và cho theo xe vua ra Bắc chỉ dẫn nghi lễ cho sứ đoàn ngoại giao Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức đi sứ. Nguyễn Thiếp được cho về quê quán.

1802. Vua Gia Long ra Bắc truy lùng vua Tây Sơn Cảnh Thịnh. Nguyễn Du dẫn học trò, tráng đinh mang lương thực, bò, ngựa từ Quỳnh Hải đón đường đi gặp vua Gia Long, đến huyện Phù Dung thì gặp vua, vua phong ngay làm tri huyện Phù Dung. Việc này tương tự với Phi Tử đời Chiến Quốc  dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử, Nguyễn Hành bài Đi Săn có nhắc đến danh hiệu này.

1803. Làm Tri huyện được mấy tháng nhờ tài nói lưu loát ngôn ngữ Trung Quốc trong thời gian đi giang hồ và tài năng ứng đối thi ca. Nguyễn Du được thăng Tri phủ Thường Tín lên Lạng Sơn đặc trách tiếp sứ sang phong vương cho vua Gia Long cùng Tri phủ Thượng Hồng Trần Quý Chuyên. Tri phủ Thiên Trường Ngô Nguyên Viễn, Tri phủ Tiên Hưng Trần Lưu. Thơ tống tiễn do Nguyễn Du viết.

1804. Xong việc ngoại giao tiếp sứ, Nguyễn Du trở về Thường Tín, vợ mất để lại một con Nguyễn Tứ. Nguyễn Du cáo bệnh xin nghĩ một tháng về quê. Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong nối lại duyên xưa thì Hồ Xuân Hương đang làm lẽ Cai Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa ở Vĩnh Yên, nàng đau ốm tâm sự như nàng Tiểu Thanh. Bên song cửa Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký gửi Hồ Xuân Hương và tự hỏi : Ba trăm năm lẽ nữa ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Đó là lý do bài Độc Tiểu Thanh Ký nằm cuối Thanh Hiên thi tập, và hai chữ tố như chỉ có nghĩa là người phẩm hạnh cao quý như thế (như nàng Tiểu Thanh).

1805 Nguyễn Du được thăng Đông Các học sĩ, hàm ngũ phẩm, tước Du Đức hầu vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Chức vụ dâng sách cho vua Gia Long đọc mỗi ngày. Nguyễn Nể về quê bị Tri phủ Trần Văn Chiêu truy bức ông uất ức mà chết.

1807 Làm giám khảo trường thi Hương, Hải Dương.

1808 Mùa thu, xin về quê nghỉ.

1809 Đầu năm được bổ làm Quan Cai Bạ (Trấn thủ) doanh Quảng Bình, một trong bốn doanh đất kinh kỳ,  hàm tứ phẩm.

1812 Cuối năm Nguyễn Du xin về quê xây mộ cho anh Nguyễn Nể, được hai tháng thì có chiếu chỉ triệu vào kinh.

1813 Thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. viết Bắc Hành tạp lục.

1815 Thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ hàm Tam phẩm.

1816 Kết thúc vụ án Nguyễn Văn Thuyên. Trung Quân thống lĩnh toàn quân đội Nguyễn Văn Thành tự tử. Anh rễ Nguyễn Du, Tiến sĩ Vũ Trinh thầy dạy Nguyễn Thuyên bị giam hậu và đày đi Quảng Nam 12 năm. Vụ án Binh bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, vụ án Trần Phúc Hiển chồng Hồ Xuân Hương.

1818. Trần Phúc Hiển bị xử tử,  Hiệp trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, thi tướng Tao Đàn Cổ Nguyệt Đường chết, có lẽ tự tử.

1819 Được cử làm Đề Điệu Trường Thi Quảng Nam, Nguyễn Du dâng biểu cố từ được vua chuẩn y.

1820. Gia Long mất, Minh Mệnh lên ngôi cử Nguyễn Du làm Chánh sứ đi báo tang và xin thụ phong; Chưa kịp đi thì bị bệnh dịch mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức ngày 16-9-1820. Ngô Thời Vị làm Chánh sứ thay thế.  Thi hài  Nguyễn Du được an táng đồng Bầu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền Thừa Thiên. Năm 1924 con là Nguyễn Ngũ cải táng đưa về làng Tiên Điền.

ĐÍNH CHÁNH NHỮNG SƠ SÓT

Đọc sách anh Hoàng Khôi, tôi xin nhặt ra những sơ sót, và bổ túc thêm những chi tiết, mong rằng anh sẽ chữa lại, mài dũa thêm viên ngọc quý để trở thành một tác phẩm hoàn hảo tuyệt tác, nếu có thì giờ viết thành kịch bản truyện phim cũng nên.

Trang 14, Trấn Sơn Nam thời Lê, đến đời Gia Long được chia làm Sơn Nam Thượng đặt trị sở tại Châu Cầu. Sơn Nam Hạ đặt trị sở tại Nam Định.  Sang năm 1831 đời Minh Mạng  chia Sơn Nam Thượng gồm hai tỉnh Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Sơn Nam Hạ chia làm hai  tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Đời Gia Long, Bắc Thành có 11 trấn : gồm 5 nội trấn là Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ. 6 ngoại trấn là : Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Yên Quảng. Ngoài ra có hai đạo Thanh Bình (Ninh Bình) và Hoà Bình và phủ Hoài Đức gồm Thăng Long và vùng phụ cận. Do đó Ninh Bình và Thăng Long đời Gia Long về trước, không thuộc về Sơn Nam.

Trang 18. Bà Đặng Thị Thuyết (không phải Tuyết) sinh mẫu Nguyễn Điều, em bà chánh thất Đặng thị Dương. Bà Nguyễn Thị Xuân quê Bắc Ninh, sinh mẫu NguyễnTrứ, Nguyễn Nghi  thay vì bà Hồ Thị Ngạn ( là sinh mẫu Nguyễn Nhưng, thay vì Nguyễn Nhung).

Mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Tần, con người thuộc hạ làm chức Câu kế lo việc kế toán, quản gia cho cụ Nguyễn Nghiễm, quê làng Hoa Thiều họ này có hai người đỗ Tiến Sĩ, bà Tần là vợ thứ ba có con đông nhất (Nguyễn Trụ, Nguyễn Nể, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Du, Nguyễn Ức) . Do đó tôi nghĩ mẹ Nguyễn Du là người có thế lực trong gia đình, chứ không phải là mối tình qua đường, số phận người hầu, con mọn như anh Hoàng Khôi viết ? Theo phong tục ngày xưa bà chánh thất thường do cha mẹ hỏi cưới để làm dâu phụng thờ cha mẹ, cai quản gia trang nguyên quán, bà thứ hai do bà cả cưới cho chồng, thường là em hay họ hàng của mình để “làm bạn” cho mình. Bà ba là người được chồng lựa chọn, theo chồng đi khắp các nơi trấn nhậm và được chồng yêu thương nhất, có nhiều quyền hành nhất và có con đông nhất. Cụ Nguyễn Nghiễm có tám bà vợ và 21 người con.  Thường các gia đình quan lớn ngày xưa, bà chánh thất giữ sổ sách kế toán và tiền bạc cho một gia trang khoảng 50 người, vừa các bà, con cái người hầu, người bảo vệ, tân khách, thầy dạy văn, dạy võ…. Trong trường hợp bà cả quê mùa không biết tính toán mới có người làm câu kế.

Trang 30. Nguyễn Du không thể về  Hải An, Quỳnh Hải học với cha vợ là Đoàn Nguyễn Thục năm 1782, năm Nguyễn Du 16 tuổi vì ông Đoàn Nguyễn Thục sinh năm 1718 và mất năm 1775. Thời gian 1780- 1782 Nguyễn Khản bị phải vụ án Trịnh Tông, nên bị giam lỏng, chúa nghĩ tình bạn cũ tha không giết, do đó Nguyễn Khản không thể cưới vợ cho em, người trụ cột trong gia đình như thế, thì còn vui gì mà lấy vợ. Nguyễn Du về Hồng Lĩnh học với chú là Nguyễn Trọng. Trong bài thơ Tặng Thực Đình năm 1794 có câu : La Thành nhất biệt thập niên thâm. Một biệt La Thành đã chục năm. Nguyễn Du có bạn ở thành Nghệ An trước năm 1783, sau đó Nguyễn Du ra thi Hương trường Sơn Nam, Nam Định, đỗ Tam Trường (đỗ trường  thi, phú, chiếu biểu và hỏng kỳ tứ trường thi văn sách). Năm 1783 Nguyễn Du không thể vừa trấn đóng Thái Nguyên, vừa ở quê vợ Quỳnh Hải ?

Trang 98 bài biệt Nguyễn Đại Lang  hai câu Tống quân quy cố khâu, Ngã diệc phù Giang Hán (Tiễn anh về quê cũ, Tôi sang sông Hán đây) Nguyễn Du tiễn Nguyễn Đại Lang về quê cũ vùng Quế Lâm nơi cao sơn lưu thủy, vùng Việt Đông nơi quê hương người Choáng, (Tráng) người Việt cổ thời Việt Vương Câu Tiễn và Triệu Đà, ngày nay còn 15 triệu người vẫn còn giữ tiếng nói. Và cho biết mình sẽ sang sông Hán để đi Trường An. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi dịch thành Tiễn anh về núi cũ, tôi cũng trẩy sang sông, bỏ sót mất địa danh Giang Hán.

Hai câu : Sinh tử giao tình tại, Tồn vong thổ tiết đồng cho biết Nguyễn Du có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Đại Lang, cùng khởi nghĩa bị bắt và được tha.

Trang 109, 114,115 hai bài Sơn Thôn và Sơn Cư Mạn Hứng tả cảnh Vân Nam nơi non sâu lớp lớp, Trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán, ở trong núi (lịch theo Tây Tạng) không theo lịch nhà Tần. Phạm Tú Châu dịch áo mũ người già và lịch năm trong túi không đúng.  Ông Quách Tấn dịch  câu Nam khứ Trường An thiên lý dư (Phía Nam ngàn dậm cách Trường An), thành Ngoảnh lại trời Nam khuất Đế thành không đúng. Vì ông không nghĩ Vân Nam cách Trường An ngàn dậm. Nếu Trường An là Thăng Long hay Phú Xuân thì Nguyễn Du không thể ở cách hơn ngàn dậm phía Nam. Bài Thu Chí câu Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai (Tuyết xuống làng xa não tiếng tù) ông Phạm Khắc Khoan, Lê Thước dịch Cõi sớm làng xa tuyết phủ đầy, thiếu tiếng tù nghe ai oán, não ruột và tù và là một nhạc khí thường dùng ở Vân Nam. Cảnh tuyết này không thể ở vùng Quảng Tây được.

Trang 105, 106 bài Thôn dạ Nguyễn Du viết ở Hồng Lĩnh câu Niên niên kết đắc ngư tiều lữ – Ngư tiều là bạn quanh năm đó, Nguyễn Du đang đi giang hồ không thể kết bạn với ngư tiều quanh năm, bài Giang đầu tản bộ viết ở Quảng Bình câu Bất tài đa khủng tốc quan phi – Bất tài quan vẫn sợ đơn sai, không hợp với thời đi giang hồ, chưa làm quan.

Trang 111, 112 bài Pháo Đài: Nam Bắc xa thư khánh đại đồng – Nam Bắc mừng nay cuộc đại đồng, thống nhất Nam Bắc sau Trịnh, Nguyễn phân tranh,  trong Nam Trung Tạp ngâm, Nguyễn Du làm lúc làm quan Cai Bạ (Trấn Thủ) ở doanh Quảng Bình, chép vào cảnh lúc Nguyễn Du đi giang hồ ở Trung Quốc không đúng.

Trang 116 bài , Thu dạ II Nguyễn Du trả lời họa bài Thu Vũ của Hồ Xuân Hương, Xuân Hương khóc khi nghe tin Nguyễn Du bị bệnh ba tháng cuối năm ở Hồng Lĩnh (Xem Phạm Trọng Chánh. Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương site Vanhoanghean).

Trang 123 Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương nghìn lượt (Bài Phân Kinh Thạch đài), vì thời bấy giờ, Lê Quý Đôn có viết quyển Kinh Kim Cương chú giải, được trí thức Bắc Hà yêu chuộng, được nhà chùa Thăng Long khắc bản in. Lê Quý Đôn nhà bác học, là một thần tượng thời bấy giờ, khi mất được chúa Trịnh để tang bãi chầu ba ngày, việc hiếm có. Nguyễn Du tất có bên mình quyển Kinh của Lê Quý Đôn chú giải. Trên bước đường giang hồ đi Trung Quốc, Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương nghìn lượt, tức là ba năm, ngày đi du lịch tối về một ngôi chùa trên đường đi tụng kinh làm công quả, nhà chùa thết đãi món chay rau đậu. Đây là một chi tiết khá thú vị.

Trang 163, năm 1790, Nguyễn Du đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Hàng Châu, lúc đó Nguyễn Du mới 24 tuổi, chưa đến tuổi “tam thập nhi lập”.

Trang 170, Nguyễn Nể có hai lần đi sứ. Lần thứ nhất năm 1789 sứ bộ đầu tiên của Tây Sơn, Vũ Huy Tấn Chánh sứ, Nguyễn Nể làm Phó sứ. Vũ Huy Tấn đi sứ lần thứ nhất trở về, lại ở trong sứ đoàn đi sứ lần thứ hai năm 1790. Theo học giả Thái Văn Kiểm, Nguyễn Nể đi sứ đến năm 1791 mới về, (trong bài Nguyễn Du đi sứ, Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn Canada xb 1797 tr 101). Khi sứ thần nhà Thanh sang Thăng Long phong vương cùng năm, có cả Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn Tuấn tiếp rước, Đoàn giới thiệu với các sứ thần nhà Thanh: Quế Hiên Nguyễn Nể là đỉnh cao thi trận nước Nam. Lần thứ hai năm 1795 làm Chánh Sứ (Hành Khánh sứ) sang mừng lễ vua Càn Long truyền ngôi cho con là Gia Khánh. Có thể Nguyễn Nể có trong sứ bộ năm 1790 do Phan Huy Ích làm Chánh sứ, có Đoàn Nguyễn Tuấn, đoàn có 158 người, có ông vua Quang Trung giả do Phạm Công Trị đóng vai và hoàng tử Quang Thùy. Như thế Nguyễn Nể đi sứ ba lần chăng?

Nguyễn Công con Nguyễn Khản và Nguyễn Thiện con Nguyễn Điều có tham gia Sùng Chính Viện của Nguyễn Thiếp. Nguyễn Nhưng, đậu Tứ Trường đời Lê, đời Tây Sơn có ra làm Trấn Thủ Sơn Tây  thay thế Nguyễn Công Tấn thân phụ Nguyễn Công Trứ năm 1801. Nhà Nguyễn lên ông ở ẩn làm nghề thuốc.

Trang 171 Hai bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn tựa : Chí Hoàng Châu thích Nguyễn khế văn tự Yên Kinh hồi tẩu bút tặng chi. Đến Hoàng Châu thì vừa vặn gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng. Bài tựa chứng tỏ Nguyễn Du đã lên Yên Kinh và trở về. Sự kiện vua Lê Chiêu Thống và các quan lại đi theo muốn nhà Thanh làm áp lực để xin đất Thái Nguyên, Tuyên Quang mà không xin đất Cao Bằng như nhà Mạc, chứng tỏ đã gặp cựu trấn thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến.

Trang 178, Bài Lưu Biệt Nguyễn Đại Lang, đặt Nguyễn Du chia tay cùng Nguyễn Đại Lang tại Hoàng Châu không đúng vì có địa danh Liễu Cao Lâm. Liễu Châu ở vùng rừng cao nguyên, nơi sản xuất gỗ nam mộc đóng hòm rất tốt, giữ thi thể rất lâu (Trung Quốc có câu : sống ở Hàng Châu, cưới vợ Tô Châu, ăn ở Quảng Châu và chết ở Liễu Châu). Từ Vân Nam vùng núi, về đến Liễu Châu vùng cao nguyên, đến Quế Lâm là đồng bằng. Trong thơ Nguyễn Du, Tây phong thường ám chỉ quân Tây Sơn:  Vì quân Tây Sơn ra Bắc cho nên chúng ta lưu lạc nơi chốn rừng cao nguyên Liễu Châu, Tây phong qui tụ Liễu rừng cao. Ông Trương Chính trong Thơ  Chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn Học 1965, vì không nghĩ đó là địa danh, nên cho rằng câu thơ không đúng cú pháp, ông chữa thành :Tây phong tiêu táp phất cao lâm, Gió Tây thổi qua ống tay áo phơ phất cành liễu. Ông Đào Duy Anh giữ nguyên nhưng dịch thành Rừng liễu ra về buổi gió Tây. Chữ ra về ngược lại với nghĩa chữ qui tụ.

Trang 181, Đoàn Nguyễn Thục mất năm 1775, 57 tuổi, năm 1790 Đoàn Nguyễn Thị Huệ 16 tuổi, mồ cô cha lúc một tuổi, có thể con thứ thiếp, được anh cả Đoàn Nguyễn Tuấn nuôi dưỡng và kết hôn cùng Nguyễn Du năm 1796,  21 tuổi.

Trang 214, cụ Đồ Diễn đã mất năm 1786, thọ 83 tuổi. Do đó năm 1790 -1793, ba năm mối tình Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, thì cụ Đồ Diễn không còn nữa. Hồ Xuân Hương nếu sinh năm 1772 lúc đó đã 18 – 21 tuổi với tài hay chữ có thể đã dạy trẻ học vỡ lòng. Văn bản Landes, Lê Quý chép thường tả Hồ Xuân Hương đi đâu cũng có 5, 7 đứa hầu gái, có lẽ là học trò. Làng Nghi Tàm sau khi cụ Đồ Diễn có Tử Minh tức Cả Tân học trò cụ Đồ Diễn dạy học, Tử Minh mất 40 tuổi năm 1811, Hồ Xuân Hương sau mười năm phong trần : Thập tải phong trần quán nhỉ linh, mười năm phong trần như ăn trộm bịt tai đi trộm chuông (lấy lẽ Cai Tổng Cóc, trở về mở hiệu sách, rồi đi buôn, vì tình bất an vùng Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ do loạn Đặng Trần Siêu, Võ Đình Lục thường chặn đường cướp bóc các thương nhân, nàng thôi đi buôn). Làng Nghi Tàm mời Xuân Hương  thay Tử Minh dạy học. Học trò các lớp thi Hương sang học với ông nghè Phạm Quý Thích. Nguyễn Thị Hinh tức Bà Huyện Thanh Quan, sinh sống cùng làng Nghi Tàm, học với Hồ Xuân Hương sau đó học với Tiến Sĩ Phạm Quý Thích cùng thời với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.

Trang 234 : năm 1774 cụ Nguyễn Nghiễm cầm quân dẹp loạn vùng Hội An, điều này không đúng. Đó là cuộc chiến lớn chấm dứt Trịnh Nguyễn phân tranh sau hơn 200 năm. Nhân tại Phú Xuân, Trương Phúc Loan chuyên quyền, Tây Sơn nổi dậy đánh phá chiếm từ Bình Định tới Diên Khánh. Chúa Trịnh Sâm biết như vậy bèn sai đại tướng là Hoàng Ngũ Phúc, cùng Nguyễn Nghiễm làm Tả Tướng quân đem thủy bộ 3 vạn quân cùng Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Thể, Hoàng Đình Bảo vào đất Bố Chính để đánh họ Nguyễn, giả vào đánh Trương Phúc Loan. Các quan ở Phú Xuân bèn bắt Phúc Loan đem nộp. Nhà Trịnh thừa cơ chiếm lấy Phú Xuân, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem sắc phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ đất Quảng Nam. Các chúa Nguyễn,Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương bị Nguyễn Huệ đuổi bắt và giết chết, chỉ còn Nguyễn Ánh 17 tuổi chạy thoát. Trong trận này quân nhà Trịnh hàng ngàn người bị bệnh dịch. Cụ Nguyễn Nghiễm cũng nhiễm bệnh đưa về quê quán Tiên Điền dưỡng bệnh. Năm 1776 cụ mất tại quê nhà.

Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Paris 9-11-2013

Từ khóa:

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

25 tháng 11, 2016

Nhà thơ tài hoa trong An Nam Ngũ tuyệt

TS  PHẠM  TRỌNG CHÁNH

NGUYỄN  HÀNH (1771-1824) được người đời đánh giá là một trong An Nam Ngũ Tuyệt, năm nhà thơ lớn tuyệt diệu Việt Nam trong thời đại cùng với chú ông là Đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) tác giả Đoạn Trường Tân Thanh. Ba người còn lại không ai khác hơn là:  Nguyễn Huy Tự (1743-1790) tác giả truyện thơ Hoa Tiên bằng thơ lục  bát, con Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh, con rễ Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Khản. Phan Huy Ích(1750-1822) tác giả bản diễn ca thơ nôm Chinh Phụ Ngâm khúc và Dụ Am Ngâm lục. Địa vị và tài năng của hai tác giả này, văn học đã dành một chổ đứng xứng đáng. Còn người thứ ba là Ngô Thời Vị (1774-1821) em út Ngô Thời Nhậm, một trong những tác giả Ngô gia văn phái : Hoàng Lê Nhất Thống Chí và tác giả Mai dịch tu dư và Thành phủ công thi văn, được vua Gia Long trọng dụng ngang hàng với Nguyễn Du hai lần đi sứ, lần cuối cùng thay Nguyễn Du  mất năm 1820 làm Chánh Sứ, nhưng ông lại mất trên đường đi sứ về đến Quảng Tây năm 1821. . Ngô Thời Vị có mặt trong nhiều giai đoạn lịch sử của Hoàng Lê Nhất Thống Chí, những đối thoại của Nguyễn Huệ trong triều vua Lê, ông là người chứng kiến và chép sử, khác với ông anh cả Ngô Thời Nhậm phải lận đận, bận rộn trong công việc triều chính, Ngô Thời Vị là người có khoảng cách để quan sát, ghi chép vàđủ tài năng để khởi thảo một tác phẩm văn xuôi độc đáo nhất nước ta. Tầm vóc Ngô Thời Vịđương thời sánh ngang với Nguyễn Du. Thơ chữ Hán ông rất độc đáo. Trước Hoàng Hạc Lâu, thi hào Lý Bạch phải thốt lên : Trước mắt có cảnh không tả được, vì thơ Thôi Hiệu ở trong đầu. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu tuyệt tác thi hào Lý Bạch phải bí tứ thơ. Ngô Thời Vị  hiên ngang xưng danh : Sứ thần nước Việt Ngô Thời Vị, Phóng bút đề thơ viếng cảnh này. Mọi người tôn sùng Quách Cự trong Nhị Thập Tứ Hiếu của Lê Văn Phức, vì mẹ già chôn con, thì Ngô Thời Vị kết  án :Ngũ luân nào phải nhất luân, Mẹ già,  con trẻ đồng cân rõ ràng. Lưỡng toàn ví chẳng đảm đương. Nghèo thêm một miệng nuôi thường đáng bao ? Cự kia, hiếu nặng thế nào, Giết con chẳng khác cầm dao giết mình. Cự kia, lòng tệ sao đành. Dù thông đạo hiếu, chưa rành đạo nhân. Hoàng kim ví chẳng được phần, Tránh sao một tội bại luân thường rồi ? (Tham Tuyền dịch). Lý luận Ngô Thời Vị thật chửng chạc đanh thép, khác lối hùa theo ngợi khen của người đời thật là một trong năm ngũ tuyệt. Thời học Trung Học, học Nhị Thập Tứ Hiếu, đến tên Quách Cự, tôi thấy tức tối, vì hiếu với mẹ mà nỡ chôn con, tên giết người vô luân kia thế cũng được gọi là hiếu, nay đọc được thơ Ngô Thời Vị thật mát gan mát ruột.Nếu ngòi bút như Ngô Thời Vị có mặt trong thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao, 35 triệu người chết đói, người ta trao đổi con gái để giết ăn thịt, thì Ngô Thời Vị sẽ viết như thế nào ? còn cái gì gọi làđạo lý của nền văn minh Trung Hoa, cái văn hóa, văn minh man rợ như thế còn đáng gì cho ta làm gương tôn sùng ?Ôi những người Việt Nam sáng suốt còn chút lương tri con người, nỡ nào để những cháu gái Việt Nam tươi đẹp, tuổi thanh niên có cái chí hướng tung thẳng trời xanh, như cháu Phương Uyên bị giam trong tù, hay bị bán qua bên kia biên giới làm vợ thay cho hàng triệu em bé gái Trung Quốc đã chết vì bịăn thịt, hay do chính sách một con phải giết con gái ?

Những tài năng lớn như Nguyễn Hành, như Ngô Thời Vịđã bị quên lãng, tôi sẽ trở lại trong một bài viết khác về Ngô Thời Vị.

            Năm nhà thơ lớn, thuộc bốn dòng họ văn học danh tiếng Việt Nam : Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Trường Lưu, họ Phan Huy làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc Hà Tĩnh, và họ Ngô Thì quê Tả Thanh Oai (làng Tó) HàĐông nay thuộc Hà Nội.

Thế kỷ 18, 19 này có nhiều cuộc xếp hạng Phạm Đình Hổ  trong Vũ Trung Tùy Bút bài Thi ca xếp hạng ba người : Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh và Hồ Sĩ Đống làba bậc thầyphục hưng thi ca. Nhưng chúng ta chỉ biết Nguyễn Tông Khuê là thầy dạy của Lê QuýĐôn, Đoàn Nguyễn Thục. Nguyễn Huy Oánh đào tạo 30 học trò đỗ Tiến Sĩ, và hàng trăm  CửNhân một kỷ lục chưa từng thấy và là cha Nguyễn Huy Tự tác giả Hoa Tiên. Hồ Sĩ Đống là anh họ Hồ Xuân Hương. Có sắp hạng khác gọi Phạm Đình Hổ, Nguyễn Kính và Hồ Xuân Hương làTam tài tử. Vua Tự Đức sắp hạng 4 người : Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường. Văn như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát hơn cả thời Tiền Hán, Thơ như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương chẳng kém thời Thịnh Đường. Còn Ngô Thời Nhiệm, được đánh giá rất cao, như một bậc thầy của Thiền Tông Việt Nam, một triết gia lớn,  cuối đời thành Hải Lượng Thiền sưviết Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh được xếp hạng làTrúc Lâm Đệ Tứ Tổ (sau vua Trần Nhân Tông, sư Pháp Loa và sư Huyền Quang)..

            Đáng tiếc thay phần lớn sáng tác của tổ tiên chúng ta đều bằng chữ Hán, chúng ta hầu như chỉ biết đến những nhà thơ nôm và quên đi những nhà thơ chữ Hán danh tiếng ngày xưa,  ngày nay chúng ta  thưởng thức thi tài cha ông bằng những bản dịch nghĩa khập khễnh, xa lạ nhưđọc thơ ngoại quốc. Thơ mà chỉ hiểu có nghĩa còn phần tiết tấu, vần điệu, âm nhạc, điển tích không hiểu thì chỉ thưởng thức thơ có một phần ba. Hơn một ngàn năm mở nước từ thời đại Lý- Trần, tác phẩm tổ tiên ta chủ yếu là thi ca. Dịch thơ chữ Hán ngày nay không còn  bao nhiêu người, lại phải đủ tâm hồn thơ, đủ vốn liếng kỹ thuật để chuyển từ Đường Luật chữ Hán sang quốc ngữ, đúng niêm luật, cấu đối, ngày càng hiếm. Giới trẻ ngày nay quen làm thơ tự do, không phải khổ nhọc công phu trau dồi, học tập thể thơ Đường luật. Nếu không chuyển hết được tác phẩm tổ tiên ta cho con cháu đọc và thưởng thức được thì quả thực  chúng ta đã bịcắt đứt với quá khứ. Di sản thơ chữ Hán Việt Nam còn rất nhiều, như Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, hay Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Mai Am, Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh.. cả một di sản đồ sộ chúng ta biết quáít.. phần được dịch thuật trăm năm qua chỉ là một phần nhỏ. Trong bài này tôi xin giới thiệu một nhà thơ lớn Việt Nam bị lãng quên vìông chỉ sáng tác thơ bằng chữ Hán. Nguyễn Hành, cháu của Đại Thi Hào Nguyễn Du.

            Nguyễn Hành sinh năm 1771 và mất năm 1824 tên làĐạm, hay Đàm tự là Tử Kính hiệu Nam Thúc, biệt hiệu Ngọ Nam hay Nhật Nam. Con Nguyễn Điều, cháu Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm. Năm 1784 Nguyễn Điềulàm Trấn Thủ Sơn Tây, gặp loạn kiêu binh đốt phá dinh thự quan lại Bộ Thượng Thư Nguyễn Khản. Nguyễn Khản trốn lên Sơn Tây toan cùng em hợp binh các trấn về giết kiêu binh, nhưng kiêu binh giữ chặt Chúa Trịnh nên không làm gì được, kiêu binh làm áp lực bãi chức Thượng Thư Bộ Lại  Nguyễn Khản, Nguyễn Điều bị  giáng chức về huyện Thanh Chương, Hà Tĩnh. Ông định cư cùng con cháu tại đây. Khi nhà Trịnh sụp đổ năm 1786,  Nguyễn Điều uất ức mà mất, Nguyễn Hành lúc đó chỉ mới 15 tuổi. Cuộc đời Nguyễn Hành phiêu bạc đóđây, không thi cử, không cộng tác với nhà Tây Sơn lẫn nhà Nguyễn. Cuộc đời Nguyễn Hành chúng ta được biết qua các bài thơ. Thời gian Nguyễn Du ở Tiên Điền 1794 đến 1796 để xây dựng lại từ đường, đình chùa cùng Nguyễn Ức, Nguyễn Hành có mặt ở Tiên Điền tả việc chúđi săn. Việc xây dựng đền thờĐiền Nhạc Hầu Nguyễn Điều cũng có bàn tay Nguyễn Hành đề các câu đối. Nguyễn Hành có mặt ở Tiên Điền năm 1804, khi Nguyễn Du vợ mất xin về nghỉ tại quê nhà, và sau đó khoảng năm 1805 được phong chức Đông Các Học Sĩ triệu vào kinh đô Phú Xuân. Chức vụĐông Các học sĩ bên cạnh vua Gia Long hàng ngày dâng sách cho vua đọc và giảng cho vua nghe.Rồi Nguyễn Hành còn ở Thăng Long tham gia viết Trúc Lâm Tông chỉ Nguyên Thanh với Ngô Thời Nhiệm tức Hải Lượng Thiền Sư( trước 1802). Năm 1820 Nguyễn Hành còn làm bài thơ khi nghe tin chú Nguyễn Du mất tại Phú Xuân. Nguyễn Hành mất trong nghèo khó năm 1824, bốn năm sau khi  chú là Nguyễn Du qua đời.

            Nguyễn Hành để lại hai tập thơ là  Quan Đông Hải A.1530, VHv 1444, VHv 81 và Minh Quyên Thi Tập VH .109. Bản chép tay lưu trử tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm. Hai văn bản này cũng có tại  Ecole Français d’Extrême Orient Paris trong danh sách các tác phẩm Hán Nôm..

            Minh Quyên thi tập là tiếng chim cuốc đau thương  « Nhớ nước đau lòng con quốc quốc », một tâm sự hoài Lê Trịnh buổi cha ông họ Nguyễn Tiên Điền là quan đầu triều, Nguyễn Hành là một cậu công tử ngày xưa nay chỉ là một lão thư sinh rách nát, sống nương nhờ giai nhân, vợ và người thân.

            Quan Đông Hải : là Ngắm Biển Đông. Mỗi con người đứngtrước biển đều cảm nhận được sự hùng vĩ của biển cả, từđó họ suy gẫm về xã hội, về bản ngã của mình. Tôi xin dịch thơ một số bài thơ Nguyễn Hành qua nguồn : Tạp chí Hán Nôm. số 4/1997 ;

Bài Theo lối xưa : Tiếng chim phượng(con trống) lẻ bạn, mất chim hoàng hay loan (con mái) thảm thiết kêu trong trời, mây trắng vẫn lững lờ trôi, ta đi đâu, hỏi ta ta chẳng biết. Trong bụng ta chứa đầy tài năng và đức tốt, đủ năm tính tốt. Thương thay sinh ra chẳng gặp thời, nên trôi dạt theo thời thế như làn gió cuốn mau. Đời như biển cả mênh mông, chỉ có người đẹp hay sự tuyệt đẹp là nơi nương tựa. Nhìn lên cao bốn cõi.  Nghĩ những điều xa vời vợi. Lồng con chim đại bàng là đất trời, các loài chim ri, chim se sẻ đậu ngoài lồng. Rồng thiêng hóa ra thần kỳ, phận con cá miết bơi trong ao nhỏ. Vạn vật đều có riêng tính của nó.Nền triết học cổ cần phát huy. Bậc siêu nhiên tâm tự tại thường an lạc, người ngoài đời có ai hay biết.

THEO LỐI XƯA

(Một bài)

Phượng lẽ kêu lưng trời,

Tiếng kêu sao thảm thiết.

Mây trắng lững lờ trôi,

Đi đâu, hỏi ta biết ?

Đan huyệt chứa tinh đức,

Rực rỡ đủ năm màu.

Thương thay thời chẳng gặp,

Trôi dạt theo gió mau.

Biển cả rộng mênh mông,

Giai nhân nơi nương tựa.

Lên cao nhìn bốn cõi,

Lòng nghĩ xa vời vợi.

Lồng đại bàng đất trời,

Ri sẻ đậu phên ngoại.

Rồng thiêng hóa thần kỳ,

Cá miết lội ao tí.

Vạn vật có riêng tính,

Triết nhân chuộng phát huy.

Siêu nhiên tâm tự tại,

Ngoài đời ai có hay ?

Thơ Nguyễn Hành tập Quan Đông Hải

Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt

NGHĨ CỔ (Nhất thủ)

Cô phượng minh trung thiên,

Âm hưởng nhất hà bi !

Phù vân tiền trí tứ,

Vấn ngã nhất hà chi ?

Đan huyệt hàm tinh đức,

Ngũ sắc sinh quang huy,

Thương tai thời bất dụng,

Phiêu bạc tùy phong phi.

Hải thủy hạo mang mang,

Giai nhân đắc sở y.

Đăng cao lâm tứ hoang,

Du du hữu hà tư.

Đại bàng lung vũ trụ,

Xích án tập phiên ly.

Thần long hảo biến hóa.

Ngư miết du ô trì.

Vạn vật các hữu tình,

Triết nhân quý phát huy.

Siêu nhiên tâm tự lạc,

Thử ngoại thùy khả vi ?

Chú thích :

Đan Huyệt : Theo Sơn Hải Kinh : trên núi Đan Huyệt có nhiều vàng ngọc. Sông Đan Huyệt phát nguyên từ núi ấy chảy ra bể Bột Hải. Ở đấy có một loại chim lông năm sắc rất rực rỡ, gọi là chim phượng hoàng.

Đại bàng: Theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Chim Đại Bàng là chim lớn, lưng chim bằng không biết dài đến mấy nghìn dậm, khi bay lên thì cánh rộng nhưđám mây ở bên trời.

Giai Nhân: Thơ Khuất Nguyên thường nói đến Mỹ nhân hay giai nhân, tượng trưng cho cái đẹp như chân thiện mỹ.

            Bài Hai Bà Trưng. Hai cô gái họ Trưng không biết đến nuôi tằm dệt lụa. Vì báo thù nung nấu suốt ngày đêm ( phải tập luyện võ nghệ, chiêu tập binh sĩ ). Thừa cơ vùng dậy đuổi Thái Thú TôĐịnh, chẳng mấy chốc thu hồi các thành toàn cõi Lĩnh Nam. Từđây phong khí nước ta đã khác. Âm vượt khí dương và trai cũng như gái. Trong bát quái thiên ly giờ ngọ (từ 11 đến 1 giờ trưa, chính ngọ 12 giờ) Quẻ ly tượng trưng cho nữ, ngọn giáo sắc. Trước là hai Bà Trưng sau có Bà Triệu đảm đương vận nước trong khoảng cách 200 năm. Đến nay miếu thờ hai Bà tuẩn tiết, vẫn sừng sững bên bờ sông Hát, muôn thuở vẫn được nhân dân thờ cúng nghi ngút khói hương. Nữ nhi mà có tài trí như thế, thật là hổ thẹn biết bao bậc nam nhi yếu hèn.

HAI BÀ TRƯNG

Hai gái họ Trưng chẳng biết tằm,

Báo thù nung nấu dạ ngày đêm.

Thừa cơ vùng dậy đuổi Hán Sứ,

Mấy chốc thu hồi cõi Lĩnh Nam.

Từ đấy nước ta phong khí khác.

Âm vượt khí dương, nữ như nam.

Bát quái hậu thiên, ly giờ ngọ.

Ly tượng trưng nữ ngọn giáo lam.

Trước Trưng sau Triệu đương vận nước,

Ba người nổi dậy hai trăm năm.

Miếu tòa sừng sững bờ sông Hát.

Muôn thuở vẫn nghi ngút khói hương.

Nữ lưu tài trí hùng như thế,

Tự thẹn biết bao trai yếu hèn.

Thơ chữ Hán Nguyễn Hành,  tập Quan Đông Hải, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt

LƯỠNG TRƯNG

Lưỡng Trưng nhị nữ bất tri tàm,

Báo cừu nhật dạ tâm như đàm.

Thừa cơ nhất cử trục Hán Sứ,

Hô hấp chi gian cứ Lĩnh Nam.

Tự thị ngô bang khí nhất biến,

Âm thừa dương khí nữ vi nam.

Hậu thiên bát quái ly đương ngọ,

Ly vị trung nữ vi qua đàm.

Tiền Trưng hậu Triệu đương kỳ hội,

Nhị bách niên gian tác giả tam.

Hát giang giang đầu di miếu tại,

Vạn cổ huân cao tùng uất lam.

Nữ trung tài tính hữu như thử,

Tức sử bỉ nọa văn phong tàm.

Bài Trăng trong đầm. Suy tư về hình ảnh mặt trăng chiếu trên đầm nước. Trăng trên trời, trăng dưới nước, mặt nước như một tấm gương là ba. Trăng cao vời vợi, nước trong đầm sâu không thể dò thăm. Nhìn trăng bổng nhiên ngộ thấy chân lý, không cần lý luận dài dòng.

TRĂNG TRONG ĐẦM

Trong đầm mặt trăng sáng,

Trong trăng đầm nước trong.

Một tấm gương giao chiếu,

Cùng đầm, nước : ba phần.

Cao cao trăng vời vợi,

Đầm sâu không dò thăm.

Bổng nhiên ngộ chân lý,

Chẳng biện minh dài dòng.

Thơ Nguyễn Hành  trong tập Quan Đông Hải, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt

ĐÀM NGUYệT

Đàm trung hữu minh nguyệt,

Nguyệt trung hữu thanh đàm.

Thượng hạ kinh giao chiếu,

Đàm nguyệt câu thành tam.

Cao cao bất khả ấp,

Thâm thâm bất khả tham.

Du nhiên ngộ chân cơ,

Dục biện dĩ vong đàm.

Bài cảnh mùa thu trên đầm nước. Một đầm nước lai láng tràn đầy. Cảnh tượng bốn mùa thu qua xuân lại. Tỉnh ánh trăng chiếu sáng, động thấy mây bay phiêu du . Tiếng ếch nhái kêu như hờn oán. Nước chảy róc rách như gợi cơn sầu. Cảnh trí đầy đủ để ngâm vịnh thơ chỉ thiếu thuyền ngưông ngồi câu cá.

CẢNH THU TRÊN ĐẦM

Một đầm nước lai láng,

Cảnh tượng bốn mùa thu.

Tỉnh chiếu ánh trăng sáng,

Động thấy mây phiêu du.

Ếch nhái kêu hờn oán,

Nước róc rách kêu sầu.

Cảnh đầy thơ ngâm vịnh,

Thiếu ngư ông thuyền câu.

Thơ Nguyễn Hành trong Quan Đông Hải, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt :

ĐÀM THU

Trạm trạm nhất đàm thủy,

Tứ thời cảnh tượng thu.

Tinh quan minh nguyệt tại,

Đông kiến bích vân phù.

Các các oa minh oán,

Tiêu tiêu thủy lạc sầu.

Khán tiền giai khả vịnh,

Duy khiếm nhất như châu.

Bài Đi trong núi : Đi mãi để vượt qua núi, chợt thấy một dòng khe chảy ngang. Đường hiểm trở trên núi vắng ngươi đi. Núi vắng chim về ca ríu rít. Suối chảy nước trong lạnh. Mùa thu nhiều mưa cây cỏ sum xuê, Một làn khói trắng từđâu bay lên. Phải chăng là từ nhà một bậc hàn sĩ.

ĐI TRONG NÚI

Đi mãi vượt ngọn núi,

Chợt qua một dòng khe.

Đường hiểm vắng người đến,

Núi vắng tiếng chim kêu.

Suối chảy nước trong lạnh,

Mùa thu cây xum xuê.

Mây trắng từ đâu đến,

Nhà hàn sĩ gần kề.

Thơ Nguyễn Hành trong Quan Đông Hải, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

SƠN HÀNH

Hành hành độ nhất sơn,

Hốt phục quá nhất khê.

Lộ hiểm nhân hãn đáo,

Sơn không điểu cô đề.

Phi tuyển hà liệt liệt,

Thu mộc uất thê thê.

Bạch vân sơ khởi xứ,

Khả  vi hàn sĩ thê.

Bài Tiếng chuông sớm Đạo quán Huyền Thiên, Hà Nội. Tiếng chuông gọi tỉnh giấc mộng trần thế, ai khua chuông vắng nơi phía đông thành Thăng Long. Tiếng chuông đi, tiếng chuông đến không cần phải hỏi.  Không cần suy nghĩ, không cần nghe mà biết đến cùng tận. Tịnh vốn là tự nhiên không cần thiền định. Cơ mầu thiền hiểu ra nghĩa là chân không . Trở về với chân ý lòng nao nao không tảđược nghe đêm khuya như có tiếng sóng đến bên song cửa.

TIẾNG CHUÔNG SỚM QUÁN HUYỀN THIÊN

Gọi tỉnh hồng trần trong giấc mộng,

Ai khua chuông sớm phía thành đông ?

Chuông đi, chuông đến không cần hỏi,

Không nghĩ không nghe biết đến cùng.

Tịnh vốn tự nhiên cần chi định.

Cơ mầu Thiền hiểu chẳng là không.

Trở về chân ý lòng khôn tả,

Đêm khuya như sóng đến bên song

Thơ Nguyễn Hành, trong Quan Đông Hải, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

HUYỀN THIÊN QUÁN THẦN CHUNG

Hoán tỉnh trần tiêu nhất mộng trung,

Thử thanh thủy khiển xuất thành đông ?

Tự lai, tự khứ mạc tu vấn,

Phi  nhĩ, phi  tâm hà tất cùng.

Tịnh tướng như như an dụng định,

Thiền cơ liễu liễu bất tư không.

Quy lai thử ý chân điền tả,

Thâm dạ triều âm đáo khách song.

Chú thích :

Theo sách Hà Thành tích cổ lục có 4 Quán (Đạo Lão) thành Thăng Long : Chân Vũ, Huyền Thiên, Đồng Thiên và Đế Thích. Quán Chân Vũ tức Đền Trấn Võ. Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai , Quán Đồng Thiên 73 Đường Thành và Quán Đế Thích ở phố Thịnh Yên. Quán Trấn Vũ, được xây dựng từ đời Lý Thái Tổ lúc thiên đô tới Thăng Long (1010) thờ vị thiên thần Huyền Thiên Trấn Võ theo Đạo Giáo để trấn giữ phương bắc thành Thăng Long, còn gọi là đền Trấn Vũ hay Chân Vũ.Đạo Lão tại Việt Nam bị lẫn lộn với Đạo Phật. Lão Tử sau khi trao lại quyển Đạo Đức Kinh và vào núi ởẩn. Người đời dựa vào Đạo Đức Kinh mà xướng đạo thần tiên. Khác với Trung Quốc, Đạo Lão có những cuộc tập họp khởi nghĩa như Bạch Liên giáo, giặc Khăn Vàng.. Đạo Lão Việt Nam hầu như không có một ảnh hưởng chính trị gì. Thời Lý Trần, các vị vua nâng Đạo Khổng, vàĐạo Lão lên ngang tầm của mình thành Tam Giáo Đồng Nguyên, nhưng thực tếĐạo Lão gần như không có thực thể, rất ít Đạo Quán, người theo Đạo Lão không có sự truyền thừa thầy trò từ đời này sang đời khác, người về hưu hưởng nhàn, hay ởẩn tự xưng mình theo Đạo Lão, một số người lấy chuyện đồng bóng, hay bà chúa Liễu Hạnh để thờ cúng, trong lịch sử Việt Nam, Đạo Lão là một nhân tố không cần tính đến. Trong thơ Nguyễn Hành, quán Huyền Thiên đã trở thành chùa Huyền Thiên, nơi có nhà sưđánh chuông, thiền định. Quán Trấn Võ ngày nay không ai còn biết là nơi thờ phượng của Đạo Lão, và cũng chẳng ai còn biết Huyền Thiên Trấn Võ là ai gốc tích từđâu ?

            Bài Trọ Bắc Thành. Nhà thơ tự hỏi : Ta định làm gìđây màđi thui thủi một mình đến thành này ? Cảnh cũ thời thế đổi thay, dinh thự bác vàông đều là bậc Tể Tướng triều đình  đã tiêu tan cháy nát. Lòng vưong vấn mãi không khuây. Thời loạn lạc gạo quý  như châu, ngọc trai, cũi đắt như quế, văn chương sách vỡ bị khinh khi. Năm xưa Nguyễn Hành là công tử được mọi người quý trọng, Nay trở về thành anh đồ già nghèo nàn.

TRỌ BẮC THÀNH

Ta định làm gìđây ?

Thui thủi đến thành này ?

Mắt nhìn không quen thuộc,

Vương vấn mãi không khuây.

Gạo châu cũi quế trọng,

Văn chương sách vở khi.

Năm xưa công tử quý,

Anh đồ già năm nay.

Thơ Nguyễn Hành, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt.

BẮC THÀNH LỮ HOÀI.

Ngã diệc vi hà giả ?

Tịch liêu lai thủ thành ?

Nhãn trung vô cố vật.

Tâm thượng  hữu dư tình

Quế ngọc quan hoài trọng.

Văn chương sách giá khinh.

Tích niên quy công tử,

Kim dã lão thư sinh.

            Trong Minh Quyên thi tập, Nguyễn Hành có bốn bài thơ viết về chú là Đại Thi hào Nguyễn Du.

Mừng chú Tri phủThường Tín từ quan năm 1804:  Vìđâu thời bình yên chú lại từ quan. Ý chú có chi hơn được nghỉ hưởng nhàn. Chức tước chúđã theo kịp cùng bạn hữu. Công danh đã thoả chí với cha và anh. Vô tâm như mây trắng bay lòng mong mõi. Chim chưa mỏi chưa lường được sức bay nhanh. Hẹn ngày về quê cũ cùng hội ngộ. Vui với cây tùng trong giá rét vẫn đơm cành, khóm cúc cũngđang đơm nụ để trổ hoa.

MỪNG CHÚ TRI PHỦ THƯỜNG TÍN TỪ QUAN(1804)

Yên bình sao chú lại từ quan,

Ý chú chi hơn được nghỉ nhàn.

Chức tước kịp theo cùng bạn hữu,

Công danh thỏa chí với cha anh.

Vô tâm mây trắng lòng mong mõi,

Chưa mỏi chim bay lường sức nhanh,

Quê cũ hẹn ngày vui hội ngộ,

Cúc tùng năm rét nẩy đơm cành.

Thơ chữ Hán Nguyễn Hành, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

HỶ THÚC PHỤ THƯỜNG TÍN PHỦ TRI PHỦ GIẢI QUAN QUY

Thanh bình, hà sự cố từ quan,

Dũng thoái thi công ý sở an.

Liệt tước dĩ tòng thiên hạ đắc,

Lĩnh danh ưng vĩ ngã gia tàm.

Bạch vân bản dị vô tâm xuất,

Phi điểu nghi ư vị quyển hoàn.

Chỉ nhật cố viên bồi thắng hội,

Tuế hàn tùng cúc tỉnh tương khan.

Bài Tiễn chúĐông Các Học Sĩđi Nam Kinh ( Phú Xuân). Núi Hồng Lĩnh vàđảo Song Ngư là đất danh tiếng, nơi Tiên Điền Phu Tử Nguyễn Du thành danh. Triều đình trọng vọng đưa ngựa xe đến đón, nhưng vẫn nhớ đến quê hương rau thuần cá lô là đất nghĩa tình. Sở nguyện được ở chốn làng quê, nay lệnh vua, cờ quạt phải lên đường. Nước cửa phá Tam Giang lên cuồn cuộn, nhưng sóng tan, vì gió an bình.

TỐNG THÚC PHỤ ĐÔNG CÁC HỌC SĨ PHÓ NAM KINH

Hồng Ngư đất danh tiếng,

Nơi Phu tử thành danh.

Ngựa xe triều trọng vọng,

Thuần lô đất nghĩa tình.

Làng quê vốn sở nguyện,

Cờ quạt vội đăng trình.

Nước Tam Giang cuồn  cuộn,

Sóng tan gió an bình.

Thơ Nguyễn Hành, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

TỐNG THÚC PHỤ ĐÔNG CÁC HỌC SĨ PHÓ NAM KINH

Hồng Ngư đa tú khí,

Phu tử độc trì danh.

Bào mã đương triều quý,

Thuần lô cố viên tình.

Châu lư phương thuộc vọng,

Tinh phái cự đăng trình.

Hao hao Tam giang thủy,

Phong đào tư thản bình.

Chú thích:

Nam Kinh: Kinh đô Phú Xuân, Huế ngày nay. Đông Kinh là Hà Nội.

Hồng Ngư: Núi Hồng Lĩnh 99 ngọn và hai đảo Song Ngư hình như hai con cá trước cửa biển huyện Nghi Xuân.

Phu Tử: danh gọi bậc thầy đáng kính như Khổng Phu Tử. Nguyễn Thiếp được tôn xưng La Sơn Phu Tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm là Tuyết Giang Phu Tử. GS Hoàng Xuân Hãn: Yên Hồ Phu Tử.

Tam Giang: phá Tam Giang, gần Huế, cửa biển rất nguy hiểm. Ca dao: Thương anh em cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.

Bài Thơ dâng chúĐông Các Học Sĩ viết khoảng năm 1805, 1807. Họ ta có người  vinh hiển như Tiên Điền Phu Tử Nguyễn Du. Làđỉnh cao nhất trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh. Phẩm chất xứng đáng ở trong cung bằng ngọc vàđi ngựa đeo vòng vàng. Nhưng tâm hồn bình dị chất phác như cây cỏ trong vườn thôn quê. Cuộc đời có 10 năm gió bụi giang hồ từng đi chu du khắp Trung Quốc và nước Nam, từng khi câu cá khi đi săn khi vào tù, có những lúc làm quan nơi cung điện triều đình, nơi công quán hai điều đầy đủ. Tài năng Thư, họa, cầm, thi bốn nghề đều thông thạo. Nhưng vẫn không quên thú vui quê nhàăn rau thuần cà vược. Chỉ chờ ngọn gió thu nổi lên lòng nhớ quê là từ quan về quê nhà.

THƠ DÂNG CHÚ LÀ ĐÔNG CÁC HỌC SĨ

Họ ta có người như Phu Tử,

Cao nhất trong chín chín núi non.

Phẩm chất ngọc đường, kim mã quý,

Tâm hồn cây cỏ nội vườn thôn.

Giang hồ, long miếu hai điều đủ,

Thư họa cầm thi bốn nghệ thông.

Thú quê thuần vược không quên được.

Ngày về quê cũ ngọn thu phong.

Thơ Nguyễn Hành, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

THƯỚNG THÚC PHỤĐÔNG CÁC HỌC SĨ

Ngô môn tú xuất như Phu Tử,

Cửu thập cửu phong trung nhất phong.

Phẩm tại ngọc đường, kim mã quý,

Tâm tương mộc thực thảo y đồng.

Giang hồ , long miếu nhiêu song đạo,

Thi họa cầm thư huyến tử công.

Khúc vị thuần lô vong bác đáo,

Kỷ hà quy khứ tại thu phong.

Bài Ức Công. Mười chín năm trước năm 1802, khi vua Gia Long ra Bắc đánh bắt vua Quang Toản Tây Sơn, Nguyễn Du từ  Quỳnh Hải dẫn thủ hạ là học trò, và tráng đình mang lương thực  bò, ngựa,lợn..đến dâng sớ vua Gia Long tại Phù Dung trấn Sơn Nam. Vua Gia Long phong ngay Nguyễn Du làm Tri huyện Phù Dung, sự kiện này giống như Phi Tử thời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương được phong chức Phụ Dung nước phụ chư hầu, nên Nguyễn Du có danh là Phi Tử. Nguyễn Hành trong bài Đi săn có nhắc tới danh hiệu này.  Lúc này Nguyễn Du đã hoàn tất xong chuyện Kiều, người đời đua chép, nên có danh tiếng tài hoa nhất thế gian. Phúc dày nhà ta chú giữ tròn. Nạn dịch năm 1820, từ Hà Tiên ra Bắc, hai trăm ngàn người chết. Nguyễn Du chết trong trận dịch này. Ba năm lưu lạc chốn kinh thành cố đô Thăng Long, trông về phương nam nhìn mây trôi nhớ chú. Từ nay về núi quê nhà Hồng Lĩnh, hoảng hốt khi nghe tiếng chó sũa của thợ săn thú. Câu đầu theo tôi là Thập cửu niên tiền thúc Phi Tử. Nguyễn Hành khi gọi chú thường gọi có lễ phép là chú Phi Tử, chứ không gọi trống rỗng tên hiệu. Người đời sau vì không hiểu chữ tố như trong bài Độc Tiểu Thanh Ký, viết năm 1804 khi Nguyễn Du làm Tri phủ Thường Tín, vợ mất tìm về Cổ Nguyệt Đường tìm Hồ Xuân Hương để nối lại duyên xưa, thì biết tin nàng đang lấy lẽ Cai Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà ở Vĩnh Yên, nàng ốm đau như nàng Tiểu Thanh, bên song cửa Cổ Nguyệt Đường bên Hồ Tây vườn cảnh đã hoang vu thiếu bàn tay nàng chăm sóc, Nguyễn Du viết bài thơ gửi Hồ Xuân Hương. Do đó tố như chỉ có nghĩa là người tài sắc như nàng Tiểu Thanh,  năm 1920 người chép văn bản cho Trường Viễn Đông Bác Cổ, hiểu lầm là bút hiệu Nguyễn Du, nên sửa đổi thúc Phi Tử thành Tố Như Tử.

NHỚ CHÚ

Mười chín năm trước chú Phi Tử,

Nổi tiếng tài hoa thế gian cử.

Phúc dày nhà ta chú giữ tròn,

Dịch lệ làm cho chú chết dữ.

Ba năm lưu lạc chốn kinh thành,

Phương nam mây trôi lại nhớ chú.

Từ nay về núi nhà đêm thanh,

Hoảng hốt nghe tiếng thợ săn thú.

Thơ Nguyễn Hành, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

ỨC CÔNG

Thập cửu niên tiền thúc Phi Tử,

Nhất thế tài hoa kim dã hử.

Ngô môn hậu phúc công xảo hoàn,

Dịch lệ hà năng tốc công tử ?

Tam thu xuân lạc thử thành trung,

Nam vọng phù vân mỗi ức công.

Quy khứ gia sơn văn dạ lữ,

Tinh linh hoảng dữ năng thời đồng.

Bài thơ này là bài thơ hiếm hoi  của một nhà thơ trong ngũ tuyệt ghi lại ngày mất của Đại Thi hào Nguyễn Du giữa lúc nạn dịch đang bao trùm cả đất nước, người người hoảng hốt lo sợ,ngoi gia đình còn mấy ai nhỏ giọt nước mắt   thương cho nhà thơ tài hoa nhất nước Nam.

Paris 28-5-2013

TS Phạm Trọng Chánh

Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V. Sorbonne

14 tháng 11, 2016

Chơi tuyết

 

Giăng tay đo thử trời hanh lạnh
Xoạc cẳng ướm xem đất ngắn gần

Sợ bẩn hay là sợ ướt đây
Nằm lăn trên lớp tuyết nhung dầy
Tuyết khô trời lạnh nên không ướt
Bông trắng trinh nguyên thật tuyệt vời

KT

 

huy in snow

Siêu trăng

Đêm nay thế giới đón siêu trăng
Tỏa sáng lung linh quá chị Hằng
Bảy chục năm trường đời bạc phận
Ba mươi ngày vắn kiếp lang thang
Muôn loài nao nức nhìn người đẹp
Vạn vật ngẩn ngơ ngắm sao sang
Cung Quảng liên hoan ngày hội lớn
Cùng nhau chúc phúc khắp nhân gian

KT (24/11/2016)

sieu trang5

sieu trang1

sieu trang3

sieu trang4

Siêu trăng

Đêm nay thế giới đón siêu trăng
Tỏa sáng lung linh quá chị Hằng
Bảy chục năm trường đời bạc phận
Ba mươi ngày vắn kiếp lang thang
Muôn loài nao nức nhìn người đẹp
Vạn vật ngẩn ngơ ngắm sao sang
Cung Quảng liên hoan ngày hội lớn
Cùng nhau chúc phúc khắp nhân gian

KT (24/11/2016)

 

sieu trang1

sieu trang3

sieu trang4

11 tháng 11, 2016

TÁM VẬN O

TÁM VẬN O
 
Thử nặn bài thơ điệu móc lò
Sợ rằng cũng chẳng mấy hay ho
Xướng cho bảnh tẻng không gò bó
Họa cứ ngon lành mựa đắn đo
Bút thép tệ nhân trao vận khó
Luật Đường mặc khách đáp vần o
Khơi nguồn thi hứng đừng nhăn nhó
Giải thưởng xin khao tiệc bún bò
 
CHIÊU ĐĂNG
 
TÁM VẬN O
 
Đông về giá lạnh sưởi thêm lò
Dị ứng nên ngừa khỏi cúm ho
Hàn luật bù đầu vì chữ khó
Thơ thần nhức óc bởi vần Do
Thi nhân khởi hứng ra đề khó
Ngữ vựng lần mò kiếm vận o
Thanh thản đâu còn nhăn với nhó
Bún khao nài đãi cả khô bò
 
HOÀI VIỆT


ĐỒNG CHÍ THỦ KHO
 
Thành phần bần cố mới ra lò
Lặn lội đi từ chốn khỉ ho
Kinh nghiệm dạn dày bưng, bện, bó...
Chuyên môn lươn lẹo đếm, đong, đo...
Tối làm thịt chó kêu... kho khó
Sáng thức nghe gà gáy... ó o
Thấy mặt là nhăn nhăn nhó nhó
Như thằng ở đợ mướn chăn bò
 
HỒ CÔNG TÂM

Nuối tiếc ?!

Trời sanh Tím được cái "tôn lò" : j/k
Suyễn nặng "hun" liền hết bị ho ?! j/k
Lá thắm ngon lành mong có "thước" ?!
Bông tình bảnh tõn đợi người "đo" ?!
Cao niên ngó muốn đành im tiếng ?! j/k
Lớn tuỗi nhìn thèm chẳng gáy "o" ?! j/k
"Lực bất tòng tâm" "nằm" "nuối tiếc" ?!
Năm xưa "dũng mãnh" : "tối ngày" bò !
Tím

HỌA MÃI KHÔNG XONG XÉ BỎ LÒ

Họa mãi chưa xong xé bỏ lò
Im hơi lặng tiếng dám đâu ho
Đừơng thi đã khổ vì từ bó .
Hàn luật thêm rầu với chữ đo.
Khó giận tao nhân đưa chữ khó
Khôn buồn mặc khách tạo vòng o
Làm sao tránh khỏi nhăn rồi nhó
Chẳng dễ gì xơi bảy món bò

LTĐQB

Thoát lò

Mười sáu xuân xanh mới thoát lò
Trùm mền đắp chiếu chẳng buồn ho
Tối đen kiếp chó gông cùm bó
Dơ bẩn thân heo chẳng dám đo
Số phận tù đày đi lại khó
Chi bằng thây kệ cứ nằm o
Phen này thoát nạn thôi nhăn nhó
Đi đứng không xong cũng cố bò

KT

Nhát gái dại trai

Chưn run ?!

Nhiều ngài thuỡ trước nhát ghê đi ?!
G ặp gái chưn run ngại  cái gì ?!
Trộm nhớ sao hong bày tỏ : "lạ" ?!
Thầm thương mà lại nín thinh: kỳ ?!
Hái hoa dạ muốn e dè: sợ ?!
Bắt bướm lòng ham mắc cỡ: chi ?!
Tội nghiệp trai xưa đầy đức độ
Nhiều ngài thuỡ trước nhát ghê đi ?!
Tím

 

Khỏi ngán

Con gái ngày nay khỏi ngán đi
Gặp trai hôn tới ngại ngùng gì
Muốn yêu yêu đại không cần lạ
Thích cưới cưới ngay chẳng thấy kỳ
Xơi phở thâu đêm đâu biết sợ
Ăn cơm trước kẻnh có can chi
Khá khen thân hạc chơi vô độ
Con gái ngày nay khỏi ngán đi
KT

nhát gái

dại trai

9 tháng 11, 2016

Nguyễn Du Thi Thánh Việt Nam

Lời nói đầu

Tập thơ Nguyễn Du Thi Thánh Việt Nam  xuất hiện đầu tiên vào tháng 6 năm 2007 dưới dạng feuilleton – truyện thơ hàng ngày – trên chuỗi thư điện tử  của nhóm Cựu học sinh Trường Blaise Pascal Đà Nẵng và liền sau đó trên Diễn đàn Thơ văn của Yahoo.  Tôi dự định viết về cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du,  một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, bằng cách sử dụng thi ca do ông sáng tác làm nguồn tư liệu chính để tìm hiểu về tình cảm, tâm tư và nhân sinh quan của tác già .  

Cách làm việc của tôi là sưu tầm đến đâu thì viết đến đó. Tôi dựa vào những tài liệu  được cung cấp qua mạng thư điện tử.  Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số sách vở hiện nay rất hiếm hoi đề cập đến đại văn hào Nguyễn Du.  Khi bắt tay vào việc tôi mới nhận ra rằng các dữ kiện liên quan đến cuộc đời của thi hào rất  thiếu thốn, đôi lúc lại mâu thuẫn gây hoang mang ngờ vực. Ví dụ như về ngày sinh của Nguyễn Du thì chủ yếu có hai thuyết. Thuyết thứ nhất  là  sinh năm 1765 nhưng không nêu rõ ngày nào. Nguồn dữ liệu thứ hai dựa theo gia phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền thì Nguyễn Du chào đời vào ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu Âm lịch, nhằm ngày 3 tháng Giêng năm 1766 Dương Lịch. Tuy nhiên, trên các văn bản chính thức thì đều ghi năm sinh của Nguyễn Du là 1765.   Chính vì thế mà UNESCO, Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và  Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, khi vinh danh  Nguyễn Du là Danh nhân Văn hoá và Nhà thơ Nhân loại đã làm lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào Việt Nam vào năm 1965.

Ngoài ra một số chi tiết quan trọng khác trong cuộc đời của  Nguyễn Du thì chẳng thấy  được đề cập trong một tài liệu văn học nào cả, thí dụ như cuộc đi sứ sang Trung Quốc kéo dài hơn năm trời.  Còn điều đáng nghi ngờ nhất là tâm sự hoài Lê mà hầu hết sách giáo khoa nào cũng gán ép cho thi hào này.  Không có  tài liệu văn học, sử học nào cho thấy bản thân Nguyễn Du đã  nói lên lời thương xót chế độ Lê mạt. Do đó để tìm hiểu tâm tư, tình cảm cũng như cuộc đời của Nguyễn Du thì tốt nhất theo thiển ý là nên tìm hiểu qua phân tích nội dung  những tác phẩm văn học của đại thi hào để lại .  

Đó là một trong những lý do khiến tôi muốn sưu tập toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du trong đó bao gồm các loại thơ Nôm và Hán-Việt. Học giả Mai Quốc Liên có lần viết: "Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa". Khi bắt đầu đọc thơ văn Hán-Việt của Nguyễn Du, trong lòng muôn phần kính phục,  tôi nhận ra rằng đây là một kho tàng vô giá về mặt văn học mà giá trị không kém phần đặc sắc như  truyện Kiều. Do đó tôi đã quyết định phiên dịch toàn bộ 250 bài thơ đã sưu tầm ra thể thơ lục bát để quí vị độc giả yêu thơ thưởng thức.  Lần tái bản này có thêm bản dịch mới theo đúng khổ thơ của nguyên tác với hy vọng sẽ cống hiến cho độc giả những bản dịch chuẩn xác hơn cả về mặt ngữ nghĩa lẫn âm điệu.

Chủ đích của tôi khi viết tập thơ này là đánh đổ quan điểm về lòng trung thành tuyệt đối mà người đời vẫn thường gán ép cho  Nguyễn Du.  Thật khó mà tưởng tượng một nhân vật thông thái và tài trí như Nguyễn Du mà lại đi tôn thờ một ông vua cõng rắn cắn gà nhà, bám víu vào triều đình Mãn Thanh.  Theo anh Bắc Giang thì vụ án hoài Lê là hoàn toàn không có cơ sở và là một điều sỉ nhục đối với Nguyễn Du mà thế hê chúng ta cần làm sáng tỏ.  Bảo rằng Nguyễn Du hoài Lê thì có khác gì khẳng định là giới trí thức miền nam hoài ông Nguyễn Văn Thiệu hoặc ông Nguyễn Cao Kỳ.  Đó là một điều quái đản không thể nào hình dung nổi.  Ngoài ra, hoài Lê trong khi phục vụ với triều đình nhà Nguyễn thì có khác gì bất trung và mang tội có ý đồ phản loạn.  Đối với một ông vua đa nghi như Gia Long thì tội này ít nhất là lăng trì tùng xẻo hoặc là tru di tam tộc.

Tôi đồng ý với anh Bắc Giang là Nguyễn Du không hoài ai cả - từ vua Lê, chúa Trịnh, Nhà Nguyễn Tây Sơn cho đến ngay cả vua Gia Long.  Có hoài chăng là hoài cái bản thân đọa đầy, hoài cái dân tộc Việt Nam liên tục chịu ách chiến tranh, hoài cái kiếp người đắm chìm đau khổ, hoài cái thân phận người đàn bà bị xã hội chà đạp.

Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? 

(Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh)

Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

(Truyện Kiều)

Thay vào sự áp đặt quái dị đấy, tôi muốn tôn vinh  Nguyễn Du như là một thi hào tài hoa rất mực, được sinh ra trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu nhương, đầy tình cảm: yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu đất nước và con người.  Vì yêu cuộc sống nên căm thù chiến tranh và đấu tranh cho hoà bình.  Vì yêu thiên nhiên nên sẵn sàng sống quy ẩn trong rừng sâu vui đùa với hươu nai và cây cỏ.  Khi được mời ra làm quan với triều đình Gia Long, Nguyễn Du đã rất mực yêu thương người dân cần cù lam lũ nên thi hào  đã sống một cuộc đời nghèo khổ như tuyệt đại đa số quần chúng, một cuộc đời giản dị, thanh liêm và trong sáng như chính lời tác giả trong Ngẫu thư công quán

Đầu hôm ăn một bát cơm
Đến chiều tắm mát một bồn nước trong.

Ngoài ra, tôi muốn thơ mộng hoá  Nguyễn Du như một người tình trong mối tình lý tưởng đẹp tựa giấc mơ tiên.  Khi thấy thế nước ngã sang một hướng đi khác mà vai trò của mỉnh không còn cần thiết nữa, nhà thơ đã không ngần ngại rửa tay gác kiếm, treo ấn từ quan, quy ẩn giang hồ về vui thú điền viên với người vợ yêu quý để rồi:

Từ nay từ bỏ ganh đua
Bút son mài mực điểm tô chân mày

Tập thơ gồm có bốn phần chính được sắp xếp như sau:

· Cuộc đời: trình bày về cuộc đời của thi thánh Nguyễn Du dưới thể thơ lục bát.

· Thơ Hán-Việt: bao gồm các tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm Bắc Hành tạp lục kèm theo 2 bản dịch: bằng thơ lục bát và bằng khổ thơ nguyên tác.

· Thơ chữ nôm: gồm cóThác lời trai Phường Nón, Văn tế hai cô gái Trường Lưu,Văn tế thập loại chúng sinhTruyện Kiều dựa trên bản Truyện Kiều, Nôm và Quốc Ngữ, bản Nôm chép tay của Tăng Hữu Ứng

· Thơ văn ca tụng Nguyễn Du: sao lục một số câu đối phúng điếu  Nguyễn Du và một ít bài viết vinh danh vị thánh trong làng thơ nước ta.

Ngoài ra có phần phụ lục tóm lược một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời của  Nguyễn Du, liệt kê các tài liệu tham khảo.

Trong lúc hăng say viết về cụ Nguyễn Du bản thân tôi không thể tránh khỏi  nhiều thiếu sót do trình độ hạn chế.  Xin quí độc giả chỉ giáo thêm để tập thơ được chính xác và phong phú hơn trong ẩn bản tương lai.  Trước khi dứt lời, tôi xin chân thành cảm tạ các thân bằng quyến thuộc đã tích cực giúp đỡ và khuyến khích tôi hoàn thành tập thơ.  Cuối cùng, tôi xin đặc biệt tri ân Nữ sĩ Nguyễn Thu Hương đã không ngừng cổ vũ tôi trong dự án, đồng thời góp ý vào bản thảo tập thơ này.

Mê Sa Cung, 2007

Sparrowgrass, 2011

8 tháng 11, 2016

Nguyễn Du Thi Thánh Việt Nam

Lời nói đầu

Tập thơ Nguyễn Du Thi Thánh Việt Nam  (NDTTVN) xuất hiện đầu tiên vào tháng 6 năm 2007 dưới dạng feuilleton – truyện thơ hàng ngày – trên thư điện tử  của nhóm Cựu học sinh Trường Blaise Pascal Đà Nẵng và liền sau đó trên Diễn đàn Thơ văn của Yahoo.  Lúc đầu tôi chỉ dự định viết về cuộc đời của đại thi hào Nguyễn Du, một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, bằng cách  sử dụng thi ca do Nguyễn Du trước tác làm nguồn tư liệu chính để tìm hiểu về tình cảm, tâm tư và nhân sinh quan của tác già.  Bản thân tôi  thật ra không thông thạo Hán văn và cũng chẳng biết gì nhiều về cuộc đời của thi hào Nguyễn Du bởi lẽ lúc trước tôi theo học chương trỉnh hoàn toàn tiếng Pháp, đến lúc  trưởng thành lại sang sống ở nước ngoài, cho nên ít có dịp sử dụng tiếng Việt.  Chỉ trong thời gian gần đây, tôi mới có thời gian khởi sự  tìm hiểu về văn học nguồn cội của dân tộc mà thôi.

Cách làm việc của tôi là sưu tầm đến đâu thì viết đến đó đồng thời tôi cũng dựa vào những tài liệu  được cung cấp qua mạng thư điện tử.  Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số tài liệu hiện nay rất hiếm hoi đề cập đến đại văn hào Nguyễn Du.  Khi bắt tay vào việc tôi mới nhận ra rằng các dữ kiện liên quan đến cuộc đời của thi hào rất  thiếu thốn, đôi lúc lại mâu thuẫn gây hoang mang ngờ vực. Ví dụ như về ngày sinh của Nguyễn Du thì chủ yếu có hai dữ liệu. Dữ liệu thứ nhất  là  sinh năm 1765 nhưng không nêu rõ ngày nào. Dữ liệu thứ hai dựa theo gia phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền thì Nguyễn Du chào đời vào ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu Âm lịch, nhằm ngày 3 tháng Giêng năm 1766 Dương Lịch. Tuy nhiên, trên các văn bản chính thức thì đều ghi năm sinh của Nguyễn Du là 1765.   Chính vì thế mà UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và  Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, khi vinh danh  Nguyễn Du là Danh nhân Văn hoá và Nhà thơ Nhân loại đã làm lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào Việt Nam vào năm 1965.

Ngoài ra một số chi tiết quan trọng khác trong cuộc đời của  Nguyễn Du thì chẳng thấy  được đề cập trong một tài liệu văn học nào cả, thí dụ như cuộc đi sứ sang Trung Quốc.  Còn điều đáng nghi ngờ nhất là tâm sự hoài Lê mà hầu hết sách giáo khoa nào cũng gán ép cho thi hào này.  Không có  tài liệu văn học, sử học nào cho thấy bản thân Nguyễn Du đã  nói lên lời thương xót chế độ Lê mạt. Do đó để tìm hiểu tâm tư, tình cảm cũng như cuộc đời của Nguyễn Du thì tốt nhất theo thiển ý của tôi là nên tìm hiểu qua phân tích nội dung  những tác phẩm văn học của đại thi hào để lại .  

Đó là một trong những lý do khiến tôi muốn sưu tập toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du trong đó bao gồm các loại thơ Nôm và Hán-Việt. Học giả Mai Quốc Liên có lần viết: "Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa". Khi bắt đầu đọc thơ văn Hán-Việt của Nguyễn Du, trong lòng muôn phần kính phục,  tôi nhận ra rằng đây là một kho tàng vô giá về mặt văn học mà giá trị không kém phần đặc sắc như  truyện Kiều. Do đó tôi đã quyết định phiên dịch toàn bộ 250 bài thơ đã sưu tầm ra thể thơ lục bát để quí vị độc giả yêu thơ thưởng thức.  Tôi cũng đang dịch lại một lần nữa theo đúng khổ thơ của nguyên tác với hy vọng sẽ có thể cống hiến cho độc giả những bản dịch chuẩn xác hơn cả về mặt ngữ nghĩa lẫn âm điệu trong kỳ tái bản tới.

Chủ đích của tôi khi viết tập thơ này là đánh đổ quan điểm về lòng trung thành tuyệt đối mà người đời vẫn thường gán ép cho  Nguyễn Du.  Thật khó mà tưởng tượng một nhân vật thông thái và tài trí như người mà lại đi tôn thờ một ông vua cõng rắn cắn gà nhà, bám víu vào triều đình Mãn Thanh.  Theo anh Bắc Giang thì vụ án hoài Lê là hoàn toàn không có cơ sở và là một điều sỉ nhục đối với Nguyễn Du mà thế hê chúng ta cần làm sáng tỏ.  Bảo rằng Nguyễn Du hoài Lê thì có khác gì khẳng định là giới trí thức miền nam hoài ông Nguyễn Văn Thiệu hoặc ông Nguyễn Cao Kỳ.  Đó là một điều quái đản không thể nào hình dung nổi.  Ngoài ra, hoài Lê trong khi phục vụ với triều đình nhà Nguyễn thì có khác gì bất trung và mang tội có ý đồ phản loạn.  Đối với một ông vua đa nghi như Gia Long thì tội này ít nhất là lăng trì tùng xẻo hoặc là tru di tam tộc.

Tôi đồng ý với anh Bắc Giang là Nguyễn Du không hoài ai cả - từ vua Lê, chúa Trịnh, Nhà Nguyễn Tây Sơn cho đến ngay cả vua Gia Long.  Có hoài chăng là hoài cái bản thân đọa đầy, hoài cái dân tộc Việt Nam liên tục chịu ách chiến tranh, hoài cái kiếp người đắm chìm đau khổ, hoài cái thân phận người đàn bà bị xã hội chà đạp.

Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? 

(Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh)

Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

(Truyện Kiều)

Thay vào sự áp đặt quái dị đấy, tôi muốn tôn vinh  Nguyễn Du như là một thi hào tài hoa rất mực, được sinh ra trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu nhương, đầy tình cảm: yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu đất nước và con người.  Vì yêu cuộc sống nên căm thù chiến tranh và đấu tranh cho hoà bình.  Vì yêu thiên nhiên nên sẵn sàng sống quy ẩn trong rừng sâu vui đùa với hươu nai và cây cỏ.  Khi được mời ra làm quan với triều đình Gia Long, Nguyễn Du đã rất mực yêu thương người dân cần cù lam lũ nên thi hào  đã sống một cuộc đời nghèo khổ như tuyệt đại đa số quần chúng, một cuộc đời giản dị, thanh liêm và trong sáng như chính lời tác giả trong Ngẫu thư công quán

Đầu hôm ăn một bát cơm
Đến chiều tắm mát một bồn nước trong.

Ngoài ra, tôi muốn thơ mộng hoá  Nguyễn Du như một người tình trong mối tình lý tưởng đẹp tựa giấc mơ tiên.  Khi thấy thế nước ngã sang một hướng đi khác mà vai trò của mỉnh không còn cần thiết nữa, nhà thơ đã không ngần ngại rửa tay gác kiếm, treo ấn từ quan, quy ẩn giang hồ về vui thú điền viên với người vợ yêu quý để rồi:

Từ nay từ bỏ ganh đua
Bút son mài mực điểm tô chân mày

Tập thơ gồm có bốn phần chính được sắp xếp như sau:

· Cuộc đời: trình bày về cuộc đời của thi thánh Nguyễn Du dưới thể thơ lục bát.

· Thơ Hán-Việt: bao gồm các tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm Bắc Hành tạp lục kèm theo bản dịch bằng thơ lục bát.

· Thơ chữ nôm: gồm cóThác lời trai Phường Nón, Văn tế hai cô gái Trường Lưu,Văn tế thập loại chúng sinhTruyện Kiều dựa trên bản Truyện Kiều, Nôm và Quốc Ngữ, bản Nôm chép tay của Tăng Hữu Ứng

· Thơ văn ca tụng Nguyễn Du: sao lục một số câu đối phúng điếu  Nguyễn Du và một ít bài viết vinh danh vị thánh trong làng thơ nước ta.

Ngoài ra có phần phụ lục tóm lược một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời của  Nguyễn Du, liệt kê các tài liệu tham khảo.

Dĩ nhiên trong lúc hăng say viết về cụ Nguyễn Du bản thân tôi không thể tránh khỏi  nhiều thiếu sót về tài liệu tham khảo do trình độ  cũng có nhiều mặt hạn chế.  Xin quí độc giả chỉ giáo thêm để tập thơ được chính xác và phong phú hơn trong ẩn bản tương lai.  Trước khi dứt lời, tôi xin chân thành cảm tạ các thân bằng quyến thuộc đã tích cực giúp đỡ và khuyến khích tôi hoàn thành tập thơ.  Cuối cùng, tôi xin đặc biệt tri ân Nữ sĩ Nguyễn Thu Hương đã không ngừng cổ vũ tôi trong dự án, đồng thời góp ý vào bản thảo tập thơ này.

Mê Sa Cung, 2007

Sparrowgrass, 2011