31 tháng 10, 2011

Nguyễn Du


http://nghixuan.gov.vn/nguyen-du/234-than-the-nguyen-du.html


THÂN THẾ NGUYỄN DU

Thứ hai, 23 Tháng 5 2011 17:54 UBND Nghi Xuân


Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông. Nơi sinh là phường Bích Câu, thành Thăng Long (Hà Nội). Lúc bấy giờ, cha là Nguyễn Nghiễm đang làm Tể tướng. Bốn năm trước, người anh cùng mẹ Nguyễn Nể cũng sinh tại đây. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị quan nhỏ coi việc sổ sách kế toán (chức Câu Kê) dưới trướng Nguyễn Nghiễm, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn). Bà Trần Thị Tần sinh năm Canh Thân (1740) và mất ngày mồng 6 tháng 7 năm Mậu Tuất (1778) thọ 39 tuổi. Năm đó Nguyễn Du mới 13 tuổi. Bà Trần Thị Tần thuộc dòng dõi Trần Phi Chiêu (1549-1623), ông đậu Tiến sĩ năm Kỉ Sửu (1589) làm quan đến chức Thương thư Bộ hộ, kiêm Đô Ngự Sử, tước Diên Quận công. Bà là một phụ nữ nết na, thông minh và xinh đẹp, lại sinh ra tại xứ Kinh Bắc vùng quê quan họ. Điều đó ảnh hưởng tốt đến hồn thơ Nguyễn Du từ những ngày còn bé.

Theo tộc phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, lên 3 tuổi, Nguyễn Du được tập ấm là Hoàng Tín Đại phu, xuất thân là Thành Môn Vệ Uý, tước Thu Nhạc bá. Với cái hàm ấy Nguyễn Du đã đứng trong hàng sĩ tịch của triều đình nhà Lê, mặc dù chưa phải là một vị quan tại chức. Nguyễn Du tướng mạo khôi ngô. Lên 6 tuổi bắt đầu đi học chữ Hán, sách vở chỉ cần xem qua một lần là nhớ. Có lần Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc đến dinh thự nhà Nguyễn Nghiễm ở phường Bích Câu chơi. Trông thấy Nguyễn Du có tướng mạo phi thường, lấy làm quý mến bèn tặng ông một thanh Bảo kiếm.

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi giữ chức Tể Tướng, về trí sĩ ở quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê. Tại bến Giang Đình, ông được chững kiến cảnh vinh hoa của gia đình mình (Sau này ông có nhắc lại trong bài thơ Giang Đình hữu cảm). Năm Bính Thân (1776) Nguyễn Nghiễm mất. Lúc đó, Nguyễn Du mới lên 11 tuổi. Trong hơn 10 năm ấy Nguyễn Du sống bên cạnh cha không nhiều. Năm 1778, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi mất, Nguyễn Du mồ côi cha mẹ.

Nguyễn Nghiễm có 8 bà vợ, ngoài hai bà ở quê là Đặng Thị Dương (mẹ đẻ Nguyễn Khản) và Đặng Thị Tuyết (mẹ đẻ Nguyễn Điều). Các bà còn lại đều quê ở ngoài Bắc. Bà Trần Thị Tần ít ơn Nguyễn Nghiễm 32 tuổi, các bà khác còn trẻ hơn.

Cha mẹ mất, Nguyễn Du về sống với gia đình quan Tể tướng tại Tiên Điền. Thủa ấy, dinh thự nhà Nguyễn Nghiễm rất nguy nga, đồ sộ. Người dân Nghi Xuân hồi đó làm thơ tả cảnh nhà ông như sau:

Trèo lên Hồng Lĩnh mà trông

Nhìn về đã thấy dinh ông rõ ràng.

Lâu dài dãy dọc toà ngang

Ông ngồi đọc sách nghiêm trang một mình.

Thời gian này Nguyễn Du bước vào tuổi trưởng thành, việc ăn học đòi hỏi ngày một nhiều. Sau khi Nguyễn Nghiễm mất, gia cảnh không còn phong lưu như trước. Đời sống cùng việc học hành của Nguyễn Du không được như khi đang còn cha mẹ. Tuy vậy, với địa vị và danh tiếng của gia tộc, Nguyễn Du vẫn là cậu Chiêu Bảy được mọi người ngưỡng mộ. Quãng thời gian này, ngoài việc học hành, những khi rỗi rãi, lễ tết, Nguyễn Du thường cùng với bạn trai phường hát Tiên Điền vượt truông Hống đò Cài vào Trường Lưu hát ví và xướng hoạ thơ phú. Qua những lần đi hát, Nguyễn Du thực sự có cảm tình với o Uy, so Sạ. Đã có lần do mối thân tình này mà gây ra bất hoà với trai Trường Lưu. Những năm sau này (sau 1786), khi từ Thái Bình về sống tại quê nhà, trở lại Trường Lưu gặp lại người xưa, ngẫm lại cảm xúc thời trai trẻ Nguyễn Du đã viết bài Văn tế Trường Lưu Nhị Nữ nổi tiếng.

Đất Trường Lưu ngoài hát phường vải có tiếng, còn là chỗ thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Huy Tự tác giả Truyện Hoa Tiên là con rể Nguyễn Khản (Lấy Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Thái). Nguyễn Thiện cháu Nguyễn Du là người thuận sắc cuốn Truyện Hoa Tiên. Vì thế, Trường Lưu là nơi đi lại rất đỗi thân tình của Nguyễn Du. Năm Quý Mão (1783), 19 tuổi, Nguyễn Du ra Sơn Nam (Nam Định) dự kỳ thi Hương và đậu Tam Trường (Tú tài). Cùng năm này, anh là Nguyễn Nể (con bà Trần Thị Tần) em là Nguyễn Nhưng (con bà Hồ Thị Ngạn), cháu là Nguyễn Thiện (con Nguyễn Điều) thi đậu Tứ Trường (Cử Nhân) ở trường Phụng Thiên.

Sau sự kiện Kiêu binh nổi loạn (1782), dinh thự Nguyễn Khản tại phường Bích Câu bị đốt cháy. Hoàn cảnh càng khó khăn, Nguyễn Khản đành xin cho Nguyễn Du làm chức Chánh Phủ Hiệu tỉnh Thái Nguyên vào năm 1786. Cũng trong năm này, Nguyễn Du cưới bà Đoàn Thị Huệ con gái Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thân (1752) đang giữ chức Ngự Sử tại triều. Người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình).

Năm Đinh Mùi (1787), Tây Sơn đánh Thuận Hoá rồi tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc. Nguyễn Du chạy theo vua song không kịp, phải chạy về trốn tránh ở quê vợ tại Thái Bình (ở nhờ nhà anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn). Ông tập hợp hào mục để tính chuyện phục Quốc nhưng chí không thành.

Mười năm lưu lạc ăn nhờ ở đậu quê vợ là những năm tháng cô đơn cùng cực của Nguyễn Du, đói không cơm ăn, rét không có áo mặc. Ông gọi quãng thời gian này là "Mười năm gió bụi" (Thập tải phong trần). Thường ngày lại thở than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng gì đã rơi vào cảnh cùng khổ.

Điều này khiến ông suy nghĩ nhiều về thời cuộc và thảm cảnh mà gia đình ông phải gánh chịu. Cho nên mới 30 tuổi mà tóc đã bạc trắng, ông đã giải bày nỗi niềm của mình trong bài U cư

... Mười năm trọn quê người nấn ná

Nương quê người tóc đã điểm sương.

Những năm này, gia cảnh nhà vợ chẳng lấy gì làm khá giả. Đoàn Nguyễn Thục đã mất, con trai lớn cũng mất, Nguyễn Du đành cõng người con trai còn lại là Nguyễn Tứ về quê cha đất tổ ở Tiên Điền. Trở lại quê, nhà cửa tan hoang, anh em lưu tán khắp nơi, ông đã phải thốt lên: "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán" (trở về Hồng Lĩnh gia đình không còn, anh em lưu lạc khắp nơi).

Tuy vậy, ở Tiên Điền lúc này bà con thân thuộc, con cháu thì nhiều. Nguyễn Du được bà con gia tộc chia cho mảnh đất ở thôn Thuận Mỹ làm nhà ở. Do được sinh ra và sống trong cảnh nhung lụa của một gia đình quý tộc nên về quê Nguyễn Du chẳng biết làm gì ngoài đống sách vở thánh hiền. Đêm nằm nghe tiếng gió Bắc thổi qua liếp cửa, tiếng chuột chạy trên đống sách khiến ông càng thêm buồn. Để khuây khoả Nguyễn Du thường cùng trai làng Tiên Điền lên núi Hồng Lĩnh săn hưou, nai, chồn, xạ hương... và xuống sông Lam đánh bắt cá. Ông tự đặt cho mình biệt hiệu "Hồng Sơn liệp hộ" (Phường săn núi Hồng) và "Nam Hải điếu đổ" (Nhà chài bể Nam).

Sống tại quê nhà nhưng lòng Nguyễn Du luôn nghĩ về những năm tháng vàng son của gia tộc mình, nghĩ về nhà Lê. Ông tỏ ý trong các câu thơ:

Hán mạt nhất thời vô nghĩa sĩ

Chu sơ tam kỉ hữu ngoan dân

(Buổi nhà Hán sắp mất không có người nghĩa sĩ

Lúc nhà Chu mới dậy vẫn còn dân ngoan cố).

Hay: Đãn đắc Kỳ Sơn thánh nhân xuất

Bá Di truy tử bất thần Chu

(Dẫu có bậc thánh nhân ra đời ở đất Kỳ Sơn

Nhưng ông Bá Di tuy đến chết cũng chẳng chịu làm quan cho nhà Chu).

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du toan trốn vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh. Việc bại lộ, tướng Tây Sơn là Quận công Nguyễn Văn Thận bắt giam. May nhờ Nguyễn Văn Thận là bạn thân của anh ruột cùng mẹ là Nguyễn Nễ (vả lại cũng tiếc Nguyễn Du là người có tài) nên không nỡ giết, chỉ giam vài tháng rồi cho về. Trong bài My trung mạn hứng ông có ghi lại sự việc này:

Bốn bề gió bụi nghĩ tình nhà việc nước mà rơi lệ

Mười tuần lao tù nỗi lòng thắc thỏm cái sống chết.

Tháng 6 năm Nhâm Tuát (1802), Gia Long ra Bắc Hà có xuống chiếu cho các quan chức cũ của nhà Lê phải ra yết kiến. Nhân dịp đó Nguyễn Du được vua truyền lệnh theo xa giá ra Bắc Thành và được dùng làm quan. Tháng 8 năm ấy được bổ làm Tri huyện Phù Dung (thuộc Khoái Châu, Sơn Nam). Tháng 11 bổ làm Tri phủ Thường Tín.

Mùa đông năm Quý Hợi (1803) sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long. Nguyễn Du được cử cùng Tri phủ Thượng Hồng là Lý Trần Chuyên; Tri phủ Thiên Trường là Ngô Nguyễn Viên và Tri phủ Tiên Hưng là Trần Lân đi Trấn Nam Quan (Hữu Nghị Quan ngày nay) nghênh tiếp sứ thần.

Mùa thu năm Giáp Tí (1804) Nguyễn Du lấy cớ bị bệnh từ chức xin về quê. Con đường làm quan với nhà Nguyễn đang hanh thông, nhưng ông vẫn thấy không mặn mà với triều đại này.

Trong bài thơ Hỷ Thúc phụ Thường Tín giải quan quy Nguyễn Hành có ý khen chú mình là người có dũng khí:

Thanh bình hà sự cố từ quan

Dũng thoái như kim ý sở an

Liệt tước dĩ tàng thiên hạ đắc.

Lệnh danh ưng vị ngã gia hoàn.

Nghĩa là:

Đang buổi thanh bình cớ sao chú lại cáo quan mà về.

Chú mạnh mẽ rút lui lúc này là do ý muốn.

Chú đã có một chức tước trong thiên hạ.

Thì chú cần phải giữ trọn danh tiết cho nhà ta.

Về quê chưa được bao lâu thì vua Gia Long có chỉ gọi ông vào Kinh Đô. Mùa Xuân năm Ất Sửu (1805) được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu. Đầy là một ân sủng lớn mà triều đình giành cho Nguyễn Du. Bởi Nguyễn Du chỉ đỗ Tam Trường (Tú Tài) mà thời đó phải đỗ Hương Công (Cử Nhân) thì mới được bổ làm quan. Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn phong đặc cách cho Nguyễn Du như vậy là vì: Trước hết Nguyễn Du là một người có tài, hơn nữa ông lại xuất thân trong một gia đình Khoa bảng lỗi lạc, một thời gian dài là rường cột của triều đình là Lê. Trọng dụng những người như Nguyễn Du có thể tranh thủ được sĩ phu Bắc Hà.

Tuy ra làm quan to với nhà Nguyễn, nhưng Nguyễn Du chẳng lấy làm vui mà lại thêm buồn. Buồn vì thời thế thay dổi, lại buồn cho thân phận mình "Nghĩ mình phận chẳng ra gì". Những đêm mưa rả rích ở xứ Huế, một mình nhìn về phía Bắc Đèo Ngang lòng càng thêm đau xót. Nhà nghèo lại đông con, phải chịu cảnh đói rách:

Thập khẩu để cơ Hoành Lĩnh bắc

(Mười miệng đói đang kêu ở Bắc Đèo Ngang)

Tháng 9 năm Đinh Mão (1807), được bổ chức giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Xong việc ông xin nghỉ về quê, được vua chấp thuận. Đến mùa Hạ năm Kỉ Tị (1809) vua lại có chỉ bổ ông giữ chức Cai Bạ tỉnh Quảng Bình.

Ông lại buồn thêm cho cảnh cá chậu chim lồng của mình. Lòng luôn hướng về phía núi Hồng, nhớ những buổi đi săn nai, săn hươu, càng muốn được sống cảnh thanh nhàn nơi rừng núi. Vì thế, trong mười chín năm làm quan cho nhà Nguyễn, ông sống âm thầm, lặng lẽ, không tấu trình điều gì, chỉ có vâng dạ. Đến nỗi vua Gia Long đã trách cứ Nguyễn Du: "Nhà nước dùng người, cứ ai hiền tài thì cùng không phân biết gì Nam với Bắc cả. Nhà người đã làm quan đến chức á Khanh, biết việc gì phải nói để tỏ cái chức trách của mình, có lẽ đâu lại cứ tụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng, dạ dạ hay sao?" (Đại Nam chính biên liệt truyện).

Những năm làm Cai Bạ tỉnh Quảng Bình, phàm những việc trong hạt như: Lính tráng, dân sự, kiện thưa, tiền nong, lương thực và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thương thuyết với các quan lưu thư ký mục để thi hành. Nguyễn Du giữ chức Cai Bạ bốn năm, chính sự giản dị không cần tiếng tăm nên được sĩ phu và nhân dân yêu mến. Năm 1811, nghe tin Trấn Nghệ An bị hạn hán mát mùa, dân đói kém, ông viết thư gửi Hiệp Trấn Nghệ An Ngô Nhân Tĩnh xin miễn thuế cho dân Nghệ An năm đó và làm thơ cảm tạ:

... Xa nhìn Hồng Lĩnh ngôi sao đức

Nâng chén mừng quê khách dặm ngàn

Cùng năm đó, xẩy ra vụ án Đặng Trần Thường, Nguyễn Gia Cát và Vũ Quý Đình làm 500 đạo sắc giả bán lấy tiền, càng làm cho Nguyễn Du thêm chán cảnh quan trường, nơi đầy rẫy những kẻ xu thời trục lợi, chỉ thích vơ vét tiền bạc. Đến tháng 9 năm Nhâm Thân (1812) ông xin tạm nghỉ hai tháng về quê xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ.

Tháng hai năm Quý Dậu (1813) có chỉ triệu ông về Kinh thăng hàm Cần Chánh Đại học sĩ, rồi cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế Cống Chánh sứ. Hai phó sứ giúp việc là Thiêm Sự Bộ lại Trần Văn Đại và Nguyễn Văn Phong.

Trên đường đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du lại có dịp trở lại Thăng Long. Bạn bè ở Thăng Long mở tiệc đưa tiền ở dinh Tuyên Phủ, có gọi mấy chục Nữ nhạc đến giúp vui. Trong đám Nữ nhạc ông nhận ra một người mà 20 năm trước, khi ông từ Thái Bình lên thăm anh là Nguyễn Nễ đã hát cho quân Tây Sơn nghe. Bây giờ dung nhan tiều tuỵ, ông chạnh lòng nghĩ tới việc thế sự đổi thay, buồn bã thốt lên: "Than ôi! Sao người ấy đến nỗi thế? Tôi bồi hồi không yên, ngẩng lên cúi xuống, ngậm ngùi cho cảnh xưa nay". Lòng cảm thương vô hạn, ông đã gửi vào bài thơ Long thành cầm giả ca.

Ông còn đau lòng hơn khi đi qua dinh thự nhà mình tại phường Bích Câu. Nhà cũ không còn, Cung vua, Phủ chúa đã thành đường cái quan. Những cô gái quen đã đi lấy chồng, những bạn trai chơi thân ngày trước thì đã nên ông, nên lão. Chứng kiến cảnh cũ, ông thấy tiếc thương, đau xót cho sự biến đổi của cuộc đời.

Ngày 6 tháng 2 năm 1813, đoàn sứ Bộ qua ải Nam Quan, đến ngày 4 tháng 10 thì đến Bắc Kinh. Trong thời gian đi sứ, ngoài sứ mệnh bang giao, mỗi khi đi qua các đền chùa, các danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc, Nguyễn Du thường ghé thăm và làm thơ. Ông ca ngợi Hạng Vũ, Văn Thiên Tường, Tỷ Can... Qua sông Mịch La nơi Khuất Nguyên tự tử, Nguyễn Du làm bài thơ: Phản chiêu hồn khuyên Khuất Nguyễn đừng trở về dương gian xấu xa, đầy tội ác. Qua tượng vợ chồng Tần Cối, ông chế trách Tần Cối nghe vợ giết trung thần làm Hán gian cho ngoại bang. Đến thăm đền thờ Tiểu Thanh ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, người con gái tài sắc mà bạc mệnh, Nguyễn Du làm thơ khóc Tiểu Thanh, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của mình:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Không biết ba trăm năm lẻ nữa

Thiên hạ có ai khóc Tố Như không)

Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814) Nguyễn Du trở về nước và có tập thơ Bắc hành tạp lục. Mùa Hạ năm Ất Hợi (1815), Nguyễn Du được phong chức Hữu Tam Tri Bộ Lễ, tước Du Đức hầu (do đó người xưa thường gọi ông là Quan Tham Thuý Kiều).

Mùa Thu năm Kỷ Mão (1819) Nguyễn Du được cử làm Đề Điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu xin nghỉ được nhà vua chuẩn y. Tháng 8 năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên gnôi, có lệnh sai Nguyễn Du đi làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng ông chưa kịp đi thì mất tại Kinh Thành Huế vào ngày 10 tháng 8 niên hiệu Minh Mạng năm đầu (dương lịch 16/9/1920) hưởng thọ 55 tuổi. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép: "Khi bệnh nặng không chịu uống thuốc, baả người nhà sờ tay chân, nói đã lạnh rồi, ông bảo tốt, nói xong rồi mất không trăn trối lại điều gì về sau". Nguyễn Du chết do dịch tả, trận dịch này bắt đầu từ Xiêm La, Chân Lap rồi lây sang nước ta. Sử nhà Nguyễn chép: "Vào khoảng tháng 7, tháng 8, bệnh dịch phát sinh từ các tỉnh Hà Tiên, Định Tường rồi lây lan khắp nước, đến tận Bắc Thành, người chết không biết bao nhiêu mà kể. Thành thị thôn quê đều náo động".

Nguyễn Hành bấy giờ đang ở Bắc Thành được tin chú mất, làm bài thơ Văn thúc phụ Lễ Tham Tri phó âm cảm tác có câu như sau:

Ngõ môn hậu phúc công xảo hoàn

Dịch lệ hà năng tốc công tử

(Phúc dày nhà ta chú đã giữ được trọn vẹn

Bệnh dịch sao có thể làm chú chết nhanh như thế).

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du để lại cho hậu thế gồm:

- Về chữ hán: Thanh Hiên Thi Tập; Nam Trung Tạp Ngâm; Bắc Hành Tạp Lục; Lê Quý kỉ sự.

- Về Quốc Ngữ (chữ Nôm): Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn); Văn Tế Trường Lưu nhị nữ. Và vĩ đại nhất là tập Đoạn trường Tân Thanh mà nhân dân ta thường gọi là Truyện Kiều.

Sỹ Hồng


Các bài viết khác:

· XUNG QUANH NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU (20/05/2011)

· LỊCH SỬ TRUYỆN KIỀU (18/05/2011)

· ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VỚI QUÊ HƯƠNG (25/04/2011)

· SẮC MÀU THĂNG LONG TRONG THƠ NGUYỄN DU (22/04/2011)

· Khoa bảng xứ Nghệ trong Văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám (05/03/2011)

· Kỷ niệm nhỏ với Thầy Hà Văn Tấn (05/03/2011)

· Có hai người Nghệ rất Nghệ trong tôi (05/03/2011)

· Nguyễn Du và Thăng Long, xem xét từ cảm quan thẩm mỹ (05/03/2011)

Trang t

30 tháng 10, 2011

L'art poetique

l’art poétique

De la musique avant toute chose,
Et pour cela préfère l'Impair
Plus vague et plus soluble dans l'air,
Sans rien en lui qui pèse ou qui pose.

Il faut aussi que tu n'ailles point
Choisir tes mots sans quelque méprise :
Rien de plus cher que la chanson grise
Où l'Indécis au Précis se joint.

C'est des beaux yeux derrière des voiles,
C'est le grand jour tremblant de midi,
C'est, par un ciel d'automne attiédi,
Le bleu fouillis des claires étoiles !

Car nous voulons la Nuance encor,
Pas la Couleur, rien que la nuance !
Oh ! la nuance seule fiance
Le rêve au rêve et la flûte au cor !

Fuis du plus loin la Pointe assassine,
L'Esprit cruel et le Rire impur,
Qui font pleurer les yeux de l'Azur,
Et tout cet ail de basse cuisine !

Prends l'éloquence et tords-lui son cou !
Tu feras bien, en train d'énergie,
De rendre un peu la Rime assagie.
Si l'on n'y veille, elle ira jusqu'où ?

O qui dira les torts de la Rime ?
Quel enfant sourd ou quel nègre fou
Nous a forgé ce bijou d'un sou
Qui sonne creux et faux sous la lime ?

De la musique encore et toujours !
Que ton vers soit la chose envolée
Qu'on sent qui fuit d'une âme en allée
Vers d'autres cieux à d'autres amours.

Que ton vers soit la bonne aventure
Eparse au vent crispé du matin
Qui va fleurant la menthe et le thym...
Et tout le reste est littérature.


Paul Verlaine

nghệ thuật làm thơ

đầu tiên là nhạc tính
thế nên dùng vần lẻ
mờ loãng và lung linh
mà chẳng bị nặng nề

không nói quá rõ ràng
nên xài từ mờ ám
đắc địa câu thơ xám
rõ không rõ hòa tan

mắt nàng sau tấm mạng
rung sáng giữa trưa hè
khung trời thu nguội nắng
xanh trốn dưới trăng che

màu sắc chẳng cầu mong
dùng dáng sắc mà thôi
vì sắc thái giao bôi
mộng mơ và mơ mộng

lánh xa lời châm chọc
tâm ác độc điêu ngoa
làm lệ nhòa muốn khóc
lời hành tỏi thối tha

vặn cổ câu sáo ngữ
vần chừng mức mà thôi
vì quá gò vần chữ
sẽ rơi vào tăm tối

vần là đồ ngốc nghếch
tạo nên bởi kẻ điếc
hoặc giống mọi điên khùng
bám vần câu thơ rỗng

nhạc tính thuộc nằm lòng
vần thơ vút cánh bay
đến bầu trời thơ mộng
những mối tình nồng cháy

hãy cho thơ lãng du
khởi hành vào ban sáng
ngát hoa và tan loãng
đưa ta đến mộng mơ

KT dịch

29 tháng 10, 2011

Nguyên Du - Cuộc Đời

28. Giã từ nhân thế


Năm lăm Du ốm nằm co
Thảnh thơi nhàn hạ chẳng lo chẳng phiền
Bỗng đâu có lệnh vua truyền
Phong làm chánh sứ hồi kinh tức thời

Tiếc thay đã quá trễ rồi
Nguyễn Du đã mất không lời trối trăn
Mồng mười tháng tám canh thìn
Giã từ nhân thế đắm chìm khổ đau

Cỏ vàng héo úa rầu rầu
Đồng lòng cúi rạp ủ sầu chịu tang
Cây đào đơn chiếc trong vườn
Tả tơi hoa lá rũ buồn lệ rơi

Mây đen xám kịt khung trời
Ầm ầm sấm động rụng rời người ta
Gió gào sầu thảm xót xa
Bầu trời đổ lệ oà sa xuống trần

Chim kêu vượn hú cọp gầm
Gà bay chó chạy lăng xăng rối bời
Mái nhà răng rắc chơi vơi
Vẹo xiên cánh cửa rụng rơi đầu hồi

Đầm hoang ếch gọi bời bời
Hoảng hồn cá lặn mù khơi dưới dòng
Tôm thì ẩn núp trong bùn
Ba ba rồng rắn ngàn trùng xa bay

Sông buồn rũ sóng chân mây
Núi sầu tuôn lệ tuyết màu trắng tang
Chiều rơi ngàn giọt lệ vàng
Rừng thông gió thổi bẽ bàng heo may

Rặng tùng ủ rũ xuôi tay
Liễu già đứng khóc đắng cay một mình
Khói buồn thơ thẩn đầu đình
Giấy tiền cháy rụi bồng bềnh mây trôi

Bỗng đâu tiếng sáo lưng trời
Não nề sầu thảm rụng rơi lá vàng
Hạc vàng xoãi cánh một đàn
Thẳng bay về phía mây ngàn rõ xa

Trời mưa hoa màn đà la
Là loài hoa quý phương xa cõi trời
Hương thơm tỏa khắp mọi nơi
Bầu trời rực nắng sáng ngời rất trong

Trời mưa triệu đoá hoa hồng
Phủ lên trắng xoá cánh đồng xanh xanh
Lời quê lượm lặt vài hàng
Gìn vàng giữ ngọc kho tàng việt nam


(*) Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

KT

Nguyễn Du - Cuộc Đời

27. Hội thơ Tao đàn


Vua tầu mở hội tao đàn 
Cốt là để thử  sứ thần việt nam
Các quan đến chật quảng trường
Để xem ngũ tuyệt an nam trổ tài

Ung dung Du bước lên đài
Tung hô Gia Khánh vua ngài an khang
Và chào tất cả các quan
Thân cao thước tám giọng ngâm trầm hùng

So dần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Khúc đâu hán sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau

Khúc đâu tư mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Kê khang này khúc quảng lăng,
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân.

Quá quan này khúc chiêu quân,
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (*)
Bỗng đâu gió nổi mây đưa
Ầm ầm sấm chớp tỏ mờ cung vua

Khúc đâu đại việt xa xưa
Có trần hưng đạo dòng vua nam triều
Quân nguyên hung bạo cực nhiều
Ba lần khai chiến triệt tiêu ba lần

Khúc đâu Quốc toản thi gan
Phá tan cường địch bảo toàn núi sông
Này đây là khúc chương dương
Sông Lô máu giặc đỏ hồng nước trong

Khúc đâu Tây kết oai hùng
Toa Đô chết thảm hết hồn quân nguyên
Thoát Hoan ấn tín bỏ liền
Ống đồng chui rúc chịu hèn thoát thân

Khúc đâu hàm tử ải quan
Giặc thù hung hãn chết oan hằng ngàn
Này đây lừng lẫy bạch đằng
Lưu danh muôn thủa máu hồng giặc nguyên

Khúc đâu Hưng đạo lưu truyền
Binh thư vạn kiếp ảo huyền hàng ma
Di thư thực sự đó mà
Không hề có chữ chính là lòng dân

Vua tầu mặt xạm như chàm
Nửa phần hổ thẹn nửa phần giận run
Đứng lên vua cất giọng rồng
Du ơi trẫm hiểu tấm lòng của khanh

Từ nay chấm dứt chiến tranh
Muôn  dân ta thán chết oan bao người
Trăm năm thấm thoát cuộc đời
An cư lạc nghiệp ta thời chăm lo

Nguyễn Du - Cuộc Đời

26. Đi sứ sang tầu


Tháng tư Quý dậu ra đi
Sứ đoàn hăm bảy ngại gì đường xa
Nam quan cửa khẩu vừa qua
Ninh minh bờ bến ánh tà đăm chiêu

Việt tây suối lắm khe nhiều
Bao năm dồn lại chảy vào thành sông
Trời cao nước đổ đùng đùng
Ầm ầm thác dội như rồng lên cơn

Váng trời sấm nổ thinh không
Như tên trên nỏ bắn tung lên trời
Dòng sông vạn dặm tuôn trôi
Núi cao sừng sững ở đôi bến bờ

Trong dòng đá lạ đứng trơ
Rắn rồng báo hổ ngựa trâu ly kỳ
To nhà nhỏ nắm đen xì
Cao thì đứng thẳng nhỏ thì nằm yên

Cong xoay thẳng chạy triền miên
Muôn hình vạn dạng liền liền đẩy đưa
Thuồng luồng dẫy nước hãi chưa
Sóng thần sủi bọt sáng khuya ào ào

Lụt hè nước chảy tuôn trào
Ba ngày một mạch chơi vơi hãi hùng
Chơi vơi lo sợ vô cùng
Nước sâu thăm thẳm ngàn trùng gian nan

Trung hoa cứ tưởng bình an
Đường đi trung quốc muôn vàn điều hung
Núi non Tây việt trùng trùng
Nhìn nhau hai núi trên dòng tam giang

Quế Lâm lụt mới ngập tràn
Nhà bè lũ xiết nước dâng tận trời
Quá trưa gió thổi ngút ngời
Quảng đông vô kể ngược xuôi thuyền rồng

Đùng đùng chiêng trống cửa sông
Con thuyền lướt sóng muôn trùng núi non
Hai bên rừng rú ngóng trông
Giữa trời sừng sững hòn chồng ngàn năm

Đường xa đất khách loanh quanh
Trên sông dưới cạn chiến tranh tơi bời
Yên kinh xa thẳm mù khơi
Mất gần sáu tháng tới nơi kinh thành

KT

Nguyễn Du - Cuộc Đời

25. Càn Long làm thơ


Lại bàn chuyện ở  Yên kinh
Càn Long hoàng đế anh minh nhất đời
Ba năm ngồi ở ngôi trời
Bốn phương phẳng lặng sáng ngời chiến công

Một tay thống nhất non sông
Phía tây Tây tạng Tân cương quy hàng
Cả quân Mông cổ hung tàn
Cũng đành bó giáo đầu hàng Càn Long

Xuất ba mươi triệu lạng ròng
Để xây đế quốc non sông ngút ngàn
Lại sai hàng vạn văn nhân
Soạn ra tứ khố  tiếng vang để đời

Làm thơ nổi tiếng một thời
Càn Long bậc nhất dưới triều nhà thanh
Vẫn thường hội họp quần thần
Câu thơ cẩm tú lưu danh muôn đời

người xưa cỡi hạc đâu rồi
nay lầu hoàng hạc giữa trời đứng trơ
hạc vàng về cõi mộng mơ
trên trời mây trắng bây giờ vẫn bay

hán dương nắng chiếu xuyên cây
cỏ xanh anh vũ trải dầy chân mây
đường quê chiều xuống còn dài
sóng ơi chớ khuấy lòng ai cơn sầu

Một hôm nhóm họp trong trào
Có Lê Chiêu Thống bỗng đâu tấu trình
Muôn tâu vạn tuế thánh minh
Xin ngài hạ chỉ ra binh tức thời

Quang Trung giờ đã đi đời
Nước nam chia rẽ rối bời lòng dân
Bây giờ là lúc xua quân
Đánh cho bọn mán phương nam tan tành

Bỗng đâu có vị đại quan
Là Tôn sĩ Nghị đã từng chinh nam
Khấu đầu khẩn thiết xin can
Chinh nam chẳng phải chuyện làm dễ đâu

Bọn này có cuốn sách mầu
Bí truyền vạn kiếp đã lâu lắm rồi
Sách này quả thật tuyệt vời
Binh thư tôn võ cũng thời chẳng so

Các quan bàn chuyện nhỏ to
Người thời muốn đánh kẻ lo u đầu
Càn Long trong bụng buồn rầu
Lòng thì muốn đánh tìm đâu tướng tài

Đánh nam khó tựa lên trời
Chinh tây phạt bắc một lời xong ngay
Còn riêng cái bọn mán này
Mình đành thúc thủ buồn thay hỡi trời

Nghe Du bậc nhất trên đời
Vội vàng hạ chỉ triệu mời lai kinh
Người này hơn vạn tinh binh
Nếu mà dụ được nam chinh lo gì

Nguyễn Du - Cuộc Đời

24. Nguyễn Du làm quan


Thế là hoạn lộ thênh thang
Cửu trùng ân sủng làm quan bắc hà
Đầu tiên tri huyện quê nhà
Tiếp theo tri phủ sau là tham tri

Làm quan được chúa nể vì
Đồng liêu kính trọng dân thì mến thương
Tài cao nên được ban ân
Yêu dân nên được dân thương hết mình

Một lòng vì nước vì dân
Quyết tâm gầy dựng giang sơn nước nhà
Nguyễn Du lòng dạ thiết tha
Yêu dân như thể cha già yêu con

Người ta quan có bạc muôn
Nguyễn Du tri huyện căn phòng trống trơn
Đầu hôm ăn một bát cơm
Đến chiều tắm mát một bồn nước trong

Nguời ta quan cách đèo bòng
Năm thê bảy thiếp tay bồng tay mang
Du thì thui thủi lang thang
Vào ra đơn chiếc nào hình bóng ai

Quan người lắm bạc nhiều tài
Tiền hô hậu ủng thân trai oai hùng
Quan Du đi đứng lừng khừng
Một mình mình đứng một mình mình đi

Quan người sao thật uy nghi
Quan Du nhìn lại trông thì thảm thương
Ra tù thân thể dơ xương
Thân cao thước tám lưng khòm vai so

Vầng trăng một mảnh mộng mơ
Núi hồng trăm dặm tỏ mờ khí thiêng
Việc đời mây nổi chung riêng
Trước sân khóm trúc nỗi niềm lặng câm

Đêm khuya gà gáy canh năm
Thâu đêm trằn trọc trong tâm bồi hồi
Vầng trăng sáng cả bầu trời
Gió tây thổi xiết tả tơi ngút ngời

Ngồi bên cửa sổ say đời
Tả tơi hoa lá một trời rụng rơi
Ở đời nhất rượu mà thôi
Chết rồi nắm đất ai người rưới đây

Sắc xuân trời đổi chim bay
Tháng năm ảm đạm tóc mây bạc phờ
Trăm năm say khướt ta mơ
Cuộc đời mây nổi thẫn thơ bẽ bàng

Nguyễn Du - Cuộc Đời

23. Tố Như hồi trào

Du vừa lơ láo ra tù
Bỗng đâu có khách đến từ phương xa
Đi xe tứ mã kiệu hoa
Hai bên có linh bắc loa dọn đường

Chắc là tột phẩm quan trường
Trọng thần kinh lý tiện đường ghé ngang
Vào nhà Du mới hỏi han
Việc gì mà khiến đại quan về Hồng

Quan rằng tên Nguyễn Phúc Thăng
Vốn là hoàng thúc ở trong triều đình
Hôm nay đến cậy tiên sinh
Cùng theo bổn phủ hồi kinh về trào

Số là có sứ nước tầu
Nhân khi hoàng đế bổn triều đăng quang
Buông lời phách lối huyênh hoang
Bày trò đố chữ các quan trong triều

Bá quan họp sáng đến chiều
Mà không đoán được cái điều sứ ra
Thật là xấu hổ người ta
Thật là điếm nhục quốc gia của mình

Hại thay khiến bị chúng khinh
Nhưng không đoán được thật tình sao đây
Hôm nay ngàn dặm xa vời
Đến Hồng sơn để kính mời tiên sinh

Du nghe chuyện quá bực mình
Mới cùng quốc thúc về kinh tức thời
Tới nơi thấy sứ khơi khơi
Còn đang ngang dọc nhớt nhơi giửa triều

Bá quan thấy trạng hồi trào
Vội vàng tránh bước để mời Du lên
Đầu đuôi kể rõ nhân duyên
Sứ thanh đố chữ đảo điên vô vàn

Nghe xong Du bật cười khan
Trả lời trước sứ an nhàn thản nhiên
Câu trên là một chữ điền
Bên trong bốn núi dính liền một khuôn

Trong điền còn có hai vương
Và luôn một nước nhiễu nhương dân tình
Sứ thanh nghe nói rùng mình
Chắp tay bái phục thầy làng nghi xuân