Nền cũ Thiên Ân khởi dựng lên
Trúc Lâm Yên Tử mãi luôn bền
Tăng Hội khai sơn ghi dấu ấn
Phật Hoàng mở đạo mãi lưu truyền
Tứ Trụ Tam Quan cao ngạo nghễ
Đại Hùng Bửu Điện nức mùi thiền
Tiếng chuông mời mọc kêu lanh lảnh
Thu hút hồn ai kẻ hữu duyên
KT
Nền cũ Thiên Ân khởi dựng lên
Trúc Lâm Yên Tử mãi luôn bền
Tăng Hội khai sơn ghi dấu ấn
Phật Hoàng mở đạo mãi lưu truyền
Tứ Trụ Tam Quan cao ngạo nghễ
Đại Hùng Bửu Điện nức mùi thiền
Tiếng chuông mời mọc kêu lanh lảnh
Thu hút hồn ai kẻ hữu duyên
KT
MƯA ĐÊM
Ngồi nghe réo rắt tiếng mưa rơi,
Đen thẳm màu đêm phủ đất trời.
Nhớ mái nhà xưa, ngày cách biệt,
Mơ hương năm cũ, buổi chia phôi.
Thủy chung vẫn giữ tròn hai chữ,
Ân nghĩa còn ghi nặng một đời.
Kỷ niệm tràn về bên trống vắng,
Muộn phiền tâm sự cứ đầy vơi!
ĐÔNG HẢI
Hạn hán
Đứng ngồi ngong ngóng hạt mưa rơi
Hạn hán lâu nay khổ quá trời
Đồng cỏ bạt ngàn đang bốc khói
Mảnh vườn dăm triệu đã phai phôi
Bầy chim thiếu nước bay đi mất
Đàn vịt đói ăn lại bỏ đời
Trời hỡi làm ơn cho vài giọt
Không thì chết mất chẳng phải chơi!
KT
Tràng An quần thể đẹp vô ngần
Non nước mây trời quyện sắc xanh
Núi, động vui đùa cùng nắng hạ
Đầm, hồ tình tứ với mưa xuân
Du khách lạc hồn bay óng ánh
Sen hồng khoe sắc chiếu long lanh
Hoa Lư đất tổ Đinh Lê Lý
Vẫn mãi trổ hoa dưới bóng vàng
KT 10-03-2013
Chùa cổ Tràng An nức tiếng vang
Ba trăm bực đá tạc vững vàng
Chân chùa giếng ngọc thơm nước thánh
Đền Nguyễn Quốc sư đắp tượng vàng
Hang Sáng Phật, Thần nghi ngút khói
Động mờ Tiên, Mẫu ngất ngây nhang
Chùa thiêng chim thú về nghe pháp
Cảnh đẹp ngàn xưa vẫn rõ ràng
KT
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%C3%A1i_%C4%90%C3%ADnh
KT, Việt Nam (17-12-2013)
Hà nội đã vào thu
Hồ Gươm nhuốm sương mù
Hàng cây buồn ủ rũ
Tháp Rùa xa âm u
Ngồi trên nhà Thủy tạ
Nhâm nhi cốc bia hơi
Vẳng vẳng tiếng nói cười
Của vài người khách lạ
Bỗng nhiên muốn làm thơ
Tìm hoài không ra ý
Ngỡ mình là thi sĩ
Đang lạc vào vườn mơ
Ước gì là ngọn cỏ
Mọc dại dọc ven hồ
Để từng phút từng giờ
Thấy quê ta rộ nở
KT
Đá vôi ngàn hòn đảo
Mọc từ lòng đất sâu
Vươn lên khỏi biển khơi
Sừng sửng giữa lưng trời
Hỏi đá bao nhiêu tuổi
Năm trăm triệu năm rồi
Đá vừa nói vừa cười
Chỉ ngắn ngủi thế thôi
Lênh đênh trên mặt biển
Thấp thoáng những con thuyền
Có con thuyền gắn máy
Đưa khách chạy như bay
Tiếng động cơ ròn rã
Đến độ điếc lỗ tai
Lại có những thuyền chài
Với một mình ông lái
Tung cánh lưới rõ dài
Hy vọng sẽ gặp may
Ô kìa là núi Voi
Trán voi cao vời vợi
Có đầy đủ luôn vòi
Nhưng cụt mất cái đuôi
Đằng kia hòn Gà Chọi
Bộ cánh giống nhà nòi
Mắt tròn vo không nói
Sửng cồ mãi không thôi
Giữa non nước mây trời
Ở phía tây xa xôi
Còn có hang Đầu Gỗ
Vì ngày xưa là chỗ
Hưng Đạo dấu cọc lim
Để cắm xuống Bạch Đằng
Khiến quân Nguyên chìm lĩm
Trong trận chiến lừng danh
Dẫu trải qua ngàn đời
Làm sao mà kể nổi
Câu chuyện của đá vôi
Tuổi ngang với đất trời
KT
notre père qui êtes aux cieux
restez-y
et nous nous resterons sur la terre
qui est quelquefois si jolie
avec ses mystères de new york
et puis ses mystères de paris
qui valent bien celui de la trinité
avec son petit canal de l'ourcq
sa grande muraille de chine
sa rivière de morlaix
ses bêtises de cambrai
avec son océan pacifique
et ses deux bassins aux tuilleries
avec ses bons enfants et ses mauvais sujets
avec toutes les merveilles du monde
qui sont là
simplement sur la terre
offertes à tout le monde
éparpillées
émerveillées elles-même d'être de telles merveilles
et qui n'osent se l'avouer
comme une jolie fille nue qui n'ose se montrer
avec les épouvantables malheurs du monde
qui sont légion
avec leurs légionnaires
aves leur tortionnaires
avec les maîtres de ce monde
les maîtres avec leurs prêtres leurs traîtres et leurs reîtres
avec les saisons
avec les années
avec les jolies filles et avec les vieux cons
avec la paille de la misère pourrissant dans l'acier des canons.
jacques prevert
chúa cha
chúa cha ngài ở trên trời
xin ngài hãy cứ muôn đời ở trên
chúng con ở lại nhân gian
thế gian đôi lúc muôn phần xinh tươi
này đây nữu ước tuyệt vời
ba lê ánh sáng không lời tả đâu
thua gì bí tích nhiệm mầu
ba ngôi cao cả đứng đầu cõi tiên
bên tây kênh uốc xinh xinh
bên tầu vạn lý trường thành nguy nga
xem kìa dòng suối móc la
cam bai ngộ nghĩnh kiêu sa thái bình
tuyên ri vườn cảnh thật xinh
kỳ quan dưới thế lung linh nào ngờ
kỳ quan nào có bao giờ
nghĩ rằng mình đẹp thua gì cảnh tiên
bày thân e ấp thuyền quyên
thế gian lại có đảo điên rất nhiều
lê dương lính thú binh kiêu
và luôn vua chúa tiêu điều thế gian
trung thần cùng với nịnh quan
thế gian còn có tháng năm xoay vần
đầu xuân cho đến đông tàn
có muôn gái đẹp có ngàn bất lương
có manh chiếu rách tang thương
tả tơi mục nát bên giàn thần công
KT dịch
et vous restez là
et vous restez là
assis figé
sur le banc
souriant sur le banc
et vous savez vous savez
des enfants jouent tout près de vous
que jamais plus vous ne jouerez
des passants passent
comme ces enfants
tranquillement
vous savez que jamais plus vous ne passerez
des oiseaux s’envolent
tranquillement
quittant un arbre
comme ces passants pour un autre
que jamais plus vous ne vous envolerez
quittant un arbre pour un autre
comme ces oiseaux
jacques prevert
nỗi buồn trên ghế
ngồi đi
trên ghế
ngồi đi
mỉm cười trên ghế
thiết gì đùa chơi
trẻ em nô giỡn bời bời
không bao giờ nữa biết chơi là gì
kẻ qua người lại vẫn đi
trẻ thơ
im lặng
còn gì nữa đâu
chim bay
lặng lẽ
trên cao
bay từ cành nọ cành nào bay sang
từ nay ta chẳng bay ngang
như chim cành nọ
chuyển sang cành này
KT dịch
題都城南莊
去年今日此門中,
人面桃花相映紅;
人面不知何處去,
桃花依舊笑東風
崔護
Diễn âm
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Thôi Hộ
Dị bản: có bản câu cuối ghi là “Đào hoa y cựu tiếu xuân phong”. Thực ra 東風 – đông phong là gió từ phương đông thổi tới cũng chính là gió xuân.
Diễn Nghĩa
Đề (thơ) ở trại phía Nam Đô Thành
Ngày này năm ngoái tại cửa đây
Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng
Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao
(Chỉ thấy) hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.
Dịch thơ
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gío đông
Nguyễn Du
Đề thơ tại trang viện phía nam Đô Thành
Vườn đào năm ngoái hồng tươi
Dáng ai tha thướt cùng cười với hoa
Giờ đây nào thấy người xưa
Hoa đào năm trước vẫn đùa gió đông
KT
Giai thoại theo Wikipedia
Một lần nhân tiết Thanh minh, Thôi Hộ dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Nhân thấy một khuôn viên trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau lại thấy một thiếu nữ diễm lệ e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi. Năm sau cũng trong tiết Thanh minh người con trai trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng. Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc một huyền thoại.
j'ai jeté mon coeur
un peu à tous vents
à présent j'ai peur
j'ai peur je le sens
qu'il ne sache plus
battre comme avant
qu'il ne sache plus
ce que ça veut dire
aimer vraiment
j'ai jeté mon coeur
et je m'en repens
plaisir et bonheur
se confondent souvent
j'ai voulu goûter
à tout en même temps
et j'ai oublié
ce que ça veut dire
aimer vraiment
les doigts qui tremblent dans sa main
les gestes souvent maladroits
font déjà partie du passé
où je restais des nuits sans fin
à penser et rêver à toi
le premier que je crus aimer
j'ai jeté mon coeur
un peu à tous vents
plaisir et bonheur
se confondent souvent
quelqu'un viendra-t-il
me le rapporter
quelqu'un viendra-t-il
qu'enfin je pourrai
vraiment aimer
vraiment aimer
vraiment aimer
francoise hardy
tim em theo gió quăng đi
tim em theo gió quăng đi
ít nhiều theo gió quăng đi thật rồi
bây giờ em thật bồi hồi
bây giờ em sợ rụng rơi trong lòng
tim em còn có biết rung
rung theo điệu nhạc mông lung trên trời
tim em còn có hiểu lời
hiểu lời anh nói rối bời lòng em
bây giờ đã vất con tim
thật là hối tiếc còn tìm được sao
tình yêu tình dục thấp cao
khiến em lẫn lộn bên nào thật đây
cả hai em muốn thật đầy
tình yêu tình dục ngắn dài lòng em
bây giờ đã mất con tim
làm sao yêu được sao tìm được đây
lòng run tay nắm trong tay
có hơi vụng dại những ngày xa xưa
nhiều khi em thức thật khuya
em mơ em tưởng đến người ngày xưa
tim em theo gió quăng đi
ít nhiều theo gió vất đi thật rồi
tình yêu tình dục tuỵêt vời
khiến em lẫn lộn rối bời lòng em
làm sao tìm lại con tim
anh ơi anh hỡi hãy tìm giúp em
giúp em tìm lại trái tim
để em muôn thủa người tình của anh
j'ai jeté mon coeur
un peu à tous vents
à présent j'ai peur
j'ai peur je le sens
qu'il ne sache plus
battre comme avant
qu'il ne sache plus
ce que ça veut dire
aimer vraiment
j'ai jeté mon coeur
et je m'en repens
plaisir et bonheur
se confondent souvent
j'ai voulu goûter
à tout en même temps
et j'ai oublié
ce que ça veut dire
aimer vraiment
les doigts qui tremblent dans sa main
les gestes souvent maladroits
font déjà partie du passé
où je restais des nuits sans fin
à penser et rêver à toi
le premier que je crus aimer
j'ai jeté mon coeur
un peu à tous vents
plaisir et bonheur
se confondent souvent
quelqu'un viendra-t-il
me le rapporter
quelqu'un viendra-t-il
qu'enfin je pourrai
vraiment aimer
vraiment aimer
vraiment aimer
francoise hardy
tim em theo gió quăng đi
tim em theo gió quăng đi
ít nhiều theo gió quăng đi thật rồi
bây giờ em thật bồi hồi
bây giờ em sợ rụng rơi trong lòng
tim em còn có biết rung
rung theo điệu nhạc mông lung trên trời
tim em còn có hiểu lời
hiểu lời anh nói rối bời lòng em
bây giờ đã vất con tim
thật là hối tiếc còn tìm được sao
tình yêu tình dục thấp cao
khiến em lẫn lộn bên nào thật đây
cả hai em muốn thật đầy
tình yêu tình dục ngắn dài lòng em
bây giờ đã mất con tim
làm sao yêu được sao tìm được đây
lòng run tay nắm trong tay
có hơi vụng dại những ngày xa xưa
nhiều khi em thức thật khuya
em mơ em tưởng đến người ngày xưa
tim em theo gió quăng đi
ít nhiều theo gió vất đi thật rồi
tình yêu tình dục tuỵêt vời
khiến em lẫn lộn rối bời lòng em
làm sao tìm lại con tim
anh ơi anh hỡi hãy tìm giúp em
giúp em tìm lại trái tim
để em muôn thủa người tình của anh
tiên ơi bờm muốn đi tây
pa ri là xứ mộng mơ muôn đời
ép phen sừng sững lưng trời
sông sen đêm sáng rực ngời tình quê
kìa xem đại lộ ly dê
hai hàng cây rậm xum xuê lá cành
bắt đầu từ cửa khải hoàn
kéo dài đến tận quảng trường đờ gôn
tiên ơi bờm muốn bờm mong
tiên cô có thể giúp bờm được không
bờm nghe bọn chúng kháo rằng
ngày xưa phật tổ cũng thường đi tây
bờm ơi bờm đáng thương thay
phật bên ấn độ sang tây hồi nào
tây ninh tây thái tây lào
tây phương cực lạc đều là cõi tây
bờm ơi bờm hãy lại đây
xứ tây nhiều chỗ đi tây chỗ nào
hôm qua trong giấc mộng đào
bơm mơ bờm thấy vườn đào bên tây
đào này da mịn như mây
ăn vô một miếng bỗng bay lên trời
ăn rồi trong dạ rối bời
lòng thơ chan chứa tức thời lên tiên
đúng là bờm đã bị điên
đào nhà nào thiếu lại nghiền đào tây
đào ta má đỏ hây hây
đào tây trắng nhợt như thây bà già
tiên ơi bờm nói thật mà
trong mơ bờm thấy tòa nhà rất cao
vươn tay đến tận trăng sao
có tam giác ngược xiết bao mượt mà
tháp này ở dưới tòa nhà
trung tâm thương mại trước là cung vua
ngày nay thành bảo tàng lua
tháp này tàng trữ di thư chúa trời
đan bao văn sĩ tuyệt vời
ở bên nước mỹ đã thời viết ra
vinh xi mật mã đó mà
sáu mươi triệu cuốn người ta tranh dành
bờm ơi tiên nói dịu dàng
tiên thương bờm lắm lại nhanh đây bờm
đi tây bờm muốn phải không
vén mây tiên chỉ đó sông sen kìa
pa ri sáng rực đèn khuya
và tam giác ngược thướt tha đứng chờ
dạt dào say sóng mộng mơ
run tay bờm mở di thư của trời
bờm
tiên ơi bờm muốn đi tây
pa ri là xứ mộng mơ muôn đời
ép phen sừng sững lưng trời
sông sen đêm sáng rực ngời tình quê
kìa xem đại lộ ly dê
hai hàng cây rậm xum xuê lá cành
bắt đầu từ cửa khải hoàn
kéo dài đến tận quảng trường đờ gôn
tiên ơi bờm muốn bờm mong
tiên cô có thể giúp bờm được không
bờm nghe bọn chúng kháo rằng
ngày xưa phật tổ cũng thường đi tây
bờm ơi bờm đáng thương thay
phật bên ấn độ sang tây hồi nào
tây ninh tây thái tây lào
tây phương cực lạc đều là cõi tây
bờm ơi bờm hãy lại đây
xứ tây nhiều chỗ đi tây chỗ nào
hôm qua trong giấc mộng đào
bơm mơ bờm thấy vườn đào bên tây
đào này da mịn như mây
ăn vô một miếng bỗng bay lên trời
ăn rồi trong dạ rối bời
lòng thơ chan chứa tức thời lên tiên
đúng là bờm đã bị điên
đào nhà nào thiếu lại nghiền đào tây
đào ta má đỏ hây hây
đào tây trắng nhợt như thây bà già
tiên ơi bờm nói thật mà
trong mơ bờm thấy tòa nhà rất cao
vươn tay đến tận trăng sao
có tam giác ngược xiết bao mượt mà
tháp này ở dưới tòa nhà
trung tâm thương mại trước là cung vua
ngày nay thành bảo tàng lua
tháp này tàng trữ di thư chúa trời
đan bao văn sĩ tuyệt vời
ở bên nước mỹ đã thời viết ra
vinh xi mật mã đó mà
sáu mươi triệu cuốn người ta tranh dành
bờm ơi tiên nói dịu dàng
tiên thương bờm lắm lại nhanh đây bờm
đi tây bờm muốn phải không
vén mây tiên chỉ đó sông sen kìa
pa ri sáng rực đèn khuya
và tam giác ngược thướt tha đứng chờ
dạt dào say sóng mộng mơ
run tay bờm mở di thư của trời
bờm
Chúc mừng tốt nghiệp cháu Như An
Bước tiến từ nay rất rõ ràng
Kim chích khai thông nguồn thể lực
Ống nghe truy cứu gốc thân an
Ân cần chăm sóc tay từ mẫu
Ưu ái chịu ơn bụng bệnh nhân
Cố gắng trau dồi y đức hạnh
Ngàn năm Hải Thượng tiếng còn vang
KT (15-5-2014)
Mê sa rực lửa thắm tình hồng
Bừng cháy rừng thông cạn rạch sông
Mười phần bỏ chín tình huynh đệ
Hai hóa thành ba nghĩa vợ chồng
Mở cửa đón chào bao khách quý
Khép lòng hồi tưởng bốn quê hồng
Người đi vạn dặm vòng châu Mỹ
Có nhớ mê sa nắng ấm không
KT
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
崔顥
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ (khâu)
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Thôi Hiệu
Theo Wikipedia, bấy lâu nay, chữ 去, ta vẫn hay đọc với thanh Trắc (dấu sắc). Có nhiều người đã cho là một bài thơ luật Đường 'phá thể', hoặc 'lạc vận'...Lại có nhiều người cố dịch ra quốc ngữ (abc) bằng cách dùng thinh trắc ở câu Phá (câu thứ nhất).
Chữ 去, thời của Thôi Hiệu, hay vùng miền của ông có khi đọc ra là "Khư", hoặc "Khâu". Trong Hán Việt Từ Điển - Thiều Chửu, cũng cho biết như thế:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khu/khâu
Thử địa không dư hoàng hạc lâu.
Dịch Nghĩa
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!
Lầu Hoàng Hạc
Cưỡi hạc người xưa đã mất rồi
Nay lầu Hoàng Hạc đứng đơn côi
Hạc vàng xa vút nơi mơ mộng
Mây trắng cao bay mãi cuối trời
Ánh nắng Hán Dương xuyên bụi rậm
Cỏ thơm Anh Vũ trải xa xôi
Đường quê chiều xuống còn thăm thẳm
Ngọn sóng trên sông khuấy hận đời
Người xưa cưỡi hạc đâu rồi
Nay lầu Hoàng Hạc giữa trời đứng trơ
Hạc vàng về cõi mộng mơ
Trên trời mây trắng bây giờ vẫn bay
Hán dương nắng chiếu xuyên cây
Cỏ xanh anh vũ trải dầy chân mây
Đường quê chiều xuống còn dài
Sóng ơi chớ khuấy cho say cơn sầu
KT dịch
http://vi.wikisource.org/wiki/Ho%C3%A0ng_H%E1%BA%A1c_l%C3%A2u_%28Th%C3%B4i_Hi%E1%BB%87u%29
-Giáo Sư VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.
(Bài viết “Đường Vào Phật Học” do Giáo Sư VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền biên soạn theo tài liệu thuyết giảng của Cố Đại Lão Thiền Sư THIỆN TÂM, Nguyên Trụ Trì tại Pháp Hoa Thiền Tự, Sài Gòn, trước 04/1975. Ngài hưởng thọ một trăm lẻ tám (108) tuổi, sinh năm 1900, nhập diệt ngày 03/11/2008, tại Cần Thơ, Việt Nam).
Chữ Phật do tiếng Phạn (Sanskrit) của Ấn Độ là Bouddha “Phật Đà”. Người Trung Quốc dịch nghỉa là Giác Giả (người đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn). Do đó, chữ Phật là một danh từ chung để chỉ những bậc tu hành đã giác ngộ (Giác ngộ có ba bậc: Tự giác, Giác tha, và Giác hạnh viên mãn).
Dựa vào kho tàng kinh điển phật học, được gọi là tam tạng (Kinh, Luật, và Luận), các học giả Đông Tây nhận định rằng: Giáo lý của Phật Thích Ca không chỉ là một tôn giáo, tín ngưỡng, mà còn là môn triết học hàm súc vấn đề thực nghiệm về nhân sinh và vũ trụ.
Trong thực tế, triết học Phật giáo nhằm để cải thiện con người. Cho nên, cả hai lý thuyết và thực hành về Phật giáo phải được đi đôi trong cuốc sống hiện hữu của con người. Nguyên lý Phật giáo là một phương tiện giúp con người tiến lên con đường giải thoát, bằng cách diệt khổ, diệt dục, để có một nhân tâm thanh tịnh hoàn toàn, trong tinh thần “Chuyển Mê Khải Ngộ” như Đức Phất đã dạy: “Muốn tránh đau khổ trong cuộc đời, người ta phải diệt dục”. Dục có nghĩa là thèm khác, ham muốn, đam mê. Dục chính là cái nhân của sự đau khổ.
Về phương diện truyền bá, nhờ vào tinh thần linh động và khai phóng của bất định pháp, Phật học dễ dàng thích nghi với mọi căn cơ, trình độ trí thức, trong quảng đại quần chúng. Ở điểm này, Phật học giống như hạt kim cương, lóng lánh, phản ảnh muôn màu, xanh đỏ, tím vàng, . . ., qua nhiều góc cạnh khác nhau.
Theo Ngài Long Thọ Bồ Tát (Nagarijuna) có nói: “Trong Phật giáo, có hai chơn lý: -Chơn lý Thực Nghiệm (Tục Đế) là giáo lý để áp dụng cho hạng người trí tuệ thấp kém. –Chơn lý thứ hai là Siêu Đẳng Tuyệt Đối (Chơn Đế) để áp dụng cho hạng người thượng căn trí thức. Những ai nghiên cứu Phật giáo mà không phân biệt được hai chơn lý này, tức là không thể thấu triệt chu đáo triết lý huyền diệu của Đức Phật”.
Để tránh sai đường lạc lối trên bước khởi đầu tiến vào thiền môn phật học, chúng tôi xin trình bày những yếu tố căn bản trong năm (5) tiết mục như sau: 1-Lược Sử Phật Tổ Thích Ca. 2-Ngũ Thời Thuyết Pháp Của Phật. 3-Tứ Kỳ Đại Hội Kết Tập Phật Học. 4-Các Danh Từ Nam Tông và Bắc Tông, Tiểu Thừa và Đại Thừa. 5-Những Điểm Tương Đồng và Dị Biệt giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa:
1-Lược Sử Phật Tổ Thích Ca:
Vào khoảng thế kỷ thứ sáu (6th) trước Tây Lịch, dân chúng Ấn Độ sống trong cảnh xã hội đầy bất công, với nhiều giai cấp khác biệt, tựu trung gồm có bốn (4) giai cấp chính yếu sau đây:
1.1-Giai Cấp Bà La Môn/Brahman: Các giáo sĩ Bà La Môn/Brahman
có quyền ưu tiên, và được tôn kính nhất trong quần chúng.
1.2-Giai Cấp Sát Đế Ly/Kastrya: Các vị vua chúa, và giới quí tộc nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
1.3-Giai Cấp Phệ Xá/Vaisya: Những điền chủ, và thương gia có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế và nông nghiệp trong nước.
1.4-Giai Cấp Thủ Đà La/Sudra: Là hạng người hạ lưu, nô lệ, suốt đời làm nô lệ cho ba giai cấp trên.
Ngoài bốn giai cấp nêu trên, còn có hạng người hạ tiện nhất được gọi là Paris, họ bị xem như giống mọi rợ, đời sống rất cơ cực, tối tăm, ngoài lề xã hội loài người.
Trong một xã hội Ấn Độ bất công như thế, Đức Phật Thích Ca ra đời vào ngày rằm (15th) tháng tư Âm lịch, năm 624 trước Tây lịch, tại vườn hoa Lâm Tì Ni / Lumbini, xứ Ca Tỳ La Vệ / Kapilavastu, phía Bắc Ấn Độ. Đức Phật tên thật là Tất Đạt Đa / Siddhartha, họ Cù Đàm / Gautama. Cha là Tịnh Phạn Vương / Suddhodana, vua của xứ Ca Tỳ La Vệ / Kapilavastu, vị trí nằm ở phía Nam sông Hằng Hà / Gange, và dưới chân dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (bây giờ là nước Nepal). Mẹ là Hoàng Hậu Maya Sakya, con gái vua A Nậu Thích Ca / Anu Sakya, xứ Câu Ly / Koly.
Thuở thiếu thời, Thái Tử Tất Đạt Da / Siddhartha có tư chất thông minh, tài giỏi, tính tình trầm lặng, thích sống nội tâm, thường chọn nơi thanh vắng.
Năm mười sáu (16) tuổi, Thái Tử kết hôn với nàng Yasadhara, vợ chồng sống rất hạnh phúc, trong cung điện cực kỳ sang trọng. Đến năm mười chin (19) tuổi, vợ nhà hạ sinh đứa con trai duy nhất La Hầu La / Rahula. Sau đó, vì nhận thấy xã hội đầy bất công, nhân sinh thống khổ, thế sự vô thường, nên Thái Tử cương quyết bỏ nhà ra đi cầu đạo, tu hành, tìm đường giải thoát cho mình và cho người.
Sau sáu (6) năm lang thang tu khổ hạnh, cầu đạo với các thầy thuộc giáo phái truyền thống Ấn Độ, tại thung lũng sông Hằng Hà / Gange, cũng như trong các núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn, vì nhận thấy không có kết quả, ngài rời bỏ việc tu khổ hạnh, rồi bồi dưỡng thân thể được khỏe mạnh. Sau đó, ngài đi qua núi Koda, tự tìm chân lý. Với ý chí cương quyết, ngài ngồi tham thiền nhập định, dưới gốc cây Bồ Đề và thề rằng: “Nếu ta không thành đạo, dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”.
Sau bốn mươi chin (49) ngày thiền định, ngài đại ngộ, thấu hiểu chân tướng về nhân sinh, vũ trụ và đắc đạo Bồ Đề, lúc bấy giờ ngài mới ba mươi (30) tuổi.
Sau khi đắc đạo, lần đầu tiên, tại thành Cấp Cô Độc Viện (gần thành Benares ngày nay), ngài hóa độ cho năm (5) vị đồng tu khổ hạnh (nhóm Kiều Trần Như), họ là những bạn cũ đồng hành trên đường tìm đạo.
Trong suốt bốn mươi chin (49) năm truyền đạo, Đức Phật chu du khắp nước Ấn Độ để thuyết giảng đạo pháp diệt khổ, giải thoát, cứu độ chúng sinh, trong mọi tầng lớp dân chúng, không phân biệt giai cấp xã hội sang hèn, nam nữ, già trẻ, . . .
Đến năm tám mươi (80) tuổi, Phật nhập diệt (qua đời) vào chốn niết bàn, tại thành Câu Thị Na / Kusinara, trong cánh rừng Song Thọ / TaLa, nhằm ngày rằm (15th) tháng hai (2) Âm lịch, năm 544 trước Tây lịch. Trong cuộc đời của Phật, chúng ta nhận thấy Phật là bậc Đại Hùng, Đại Lực, và Đại Bi :
-Đại Hùng : Trong việc Phật quyết rời bỏ ngôi vị cao sang, quyền quí, giàu có tột bực, để đi tìm con đường giải thoát.
-Đại Lực : Trong việc Phật không nương tựa vào một thế lực hay chân sư nào để cầu đạo, mà chỉ tự lực tìm ra chân lý giải thoát.
-Đại Bi : Trong suốt cuộc đời, Phật chỉ lo truyền pháp để cầu giải thoát đau khổ cho toàn thể nhân loại, đến hơi thở cuối cùng của ngài.
2-Ngũ Thời Thuyết Pháp Của Phật :
Trong suốt bốn mươi chin (49) năm truyền pháp, tùy theo trình độ căn cơ và phương tiện của mọi người, Đức Phật thuyết giảng để hóa độ chúng sinh. Về sau, các đệ tử của Phật sắp xếp lại những lời giảng, bài thuyết pháp của ngài thành những kinh pháp, và chia ra làm năm (5) thời kỳ như sau: -Thời Kinh Hoa Nghiêm, -Thời Kinh A Hàm, -Thời Kinh Phương Đẳng,
-Thời Kinh Bát Nhã, và -Thời Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn:
2.1-Thời Kinh Hoa Nghiêm: Sau khi thành đạo, Đức Phật còn ngồi lại dưới gốc cây Bồ Đề thêm hai mươi mốt (21) ngày. Trong một tinh thần rất sảng khoái, cao hứng, Ngài giảng thuyết về chân lý cao thâm huyền diệu, vào bậc Đẳng Giác và Diệu Giác. Chỉ có các bậc thiên thần nghe được, còn người bình thường không sao hiểu nổi. Những lời thuyết giảng này, về sau được các đệ tử chép lại thành kinh Hoa Nghiêm.
2.2-Thời Kinh A Hàm: Vào kỳ thứ hai này, Ngài giảng pháp về kinh A Hàm, trong mười hai (12) năm. Bắt đầu tại rừng Lộc Uyển (nước Bà La Nai), để thích hợp với bình dân đại chúng, Đức Phật áp dụng những lời giảng dễ hiểu, bình dân, gồm có nhiều thí dụ cụ thể. Phật pháp gồm nhiều giáo điều luân lý, không dùng đến những luận thuyết cao sâu. Mục đích giúp cho hàng Tiểu Thừa dễ đạt phần tự tu, tự độ.
2.3-Thời Kinh Phương Đẳng: Giáo lý của Phật bắt đầu phổ thông trong dân gian. Trong tám (8) năm với những lời giảng pháp của kinh Phương Đẳng, bao gồm những giáo điều luân lý, có kèm lẫn với những luận thuyết chứng minh. Mục đích của Phật nhằm khuyến khích hàng tự giác tiêu cực của Tiểu Thừa (A La Hán) tiến lên hàng Giác Tha, tích cực bao la của Đại Thừa, để phổ độ chúng sinh bốn phương.
2.4-Thời Kinh Bát Nhã: Tiếp theo trong hai mươi hai (22) năm là thời kỳ tranh biện, ngày càng gay go, với các nhóm triết học, giáo phái truyền thống Ấn Độ. Phật phải giảng cho các đệ tử trí thức siêu đẳng về những nguyên lý cao sâu của vũ trụ, thật tướng và vô tướng của vạn vật, với kinh Bát Nhã.
2.5-Thời Pháp Hoa và Niết Bàn: Trong tám (8) năm sau cùng, nhiệm vụ thuyết pháp độ sinh của Phật đã viên mãn. Phật pháp đến lúc trưởng thành. Phật nhận thấy căn cơ chúng sinh đã thuần thục, để gánh vác Đại Thừa chánh pháp. Cho nên, Ngài mang Bồ Tát Thừa ra giảng cho hàng đệ tử cao nhất với bộ kinh Pháp Hoa và kinh Niết Bàn. Đây là tinh hoa của Phật giáo.
Tóm lại, lúc đầu tiên thời Hoa Nghiêm, Phật giảng thuyết về chân lý diệu giác mầu nhiệm. Tiếp theo, thời A Hàm, Phật áp dụng lối giảng dễ hiểu về giáo điều luân lý, và thuyết về vũ trụ, vạn tượng là “Có” (Hữu Luận). Đến thời Phương Đẳng, Phật thuyết giảng về những luận thuyết chứng minh, khi “Có” khi “Không” (vừa Hữu Luận và Không Luận). Mãi đến thời Bát Nhã, Phật giảng những nguyên lý cao siêu về vũ trụ, vạn vật. Phật dạy rằng “Vạn Cảnh Giai Không” tức là “Không Luận”. Sau cùng, vào thời Pháp Hoa và Niết Bàn, Phật mang Bồ Tát Thừa ra dạy rằng: Vạn Tượng “Chẳng Có” mà cũng “Chẳng Không”, vẫn “Có” mà vẫn “Không”, nghĩa là thuyết Trung Đạo.
3-Tứ Kỳ Đại Hội Kết Tập Phật Học: Kho tàng kinh điển giáo lý Phật học gồm trong tam tạng là Kinh, Luật và Luận:
-KINH là những lời nói giảng thuyết của Đức Phật Tổ Thích Ca lúc còn tại thế, dùng để khuyến dạy chúng sinh.
-LUẬT là những khuôn phép, điều lệ, giới hạn, do Phật Tổ chế đặt ra để áp dụng cho các đệ tử, trong lúc tu hành, trau dồi thân tâm thanh tịnh, và tránh dữ làm lành.
-LUẬN là những sách do các đệ tử của Phật biên soạn để giảng giải rõ ràng các nghĩa lý ẩn tàng trong Kinh và Luật.
3.1-Đại Hội Kết Tập Kỳ Thứ 1: Bốn tháng sau khi Phật nhập diệt Niết Bàn, Khoảng năm trăm (500) đại đệ tử của Phật đã nhóm họp tại thành Vương Xá / Rajagrika, liên tiếp trong bảy (7) tháng, dưới sự lãnh đạo của Ngài Ma-Ha-Ca-Diếp / Mahakasyapa, để tụng học ôn lại những kinh luật của Phật. Ngài A-Nan được đại hội cử ra để đọc tụng lại những lời dạy của Phật (Kinh). Ngài Ưu-Ba-Ly / Upali được cử để đọc ôn lại các điều lệ giới luật của Phật (Luật).
3.2-Đại Hội Kết Tập Kỳ Thứ 2: Khoảng một trăm (100) năm sau khi Phật nhập diệt NIết Bàn, vì có sự bất đồng ý kiến về các điều luật, nên các đệ tử của Phật triệu tập đại hội, được chia ra hai nhóm hợp riêng tại hai thành Vaisaly và Vajji:
3.2.1-Phái Thượng Tọa (Bảo Thủ hay Nguyên Thủy / Theravada:
Nhóm tăng sĩ hội họp tại thành Vaisaly được gọi là Phái Thượng Tọa / Nguyên Thủy / Theravada, do Ngài Trưởng Lão Yasa triệu tập, đồng thanh biểu quyết giữ đúng những điều luật của Phật dạy (mặc dù di huấn của Đức Phật có cho phép các đệ tử tái chế định, sửa chữa lại những điều luật của Phật cho hợp với thời đại).
3.2.2-Phái Đại Chúng (hay Cấp Tiến): Nhóm tăng sĩ hội họp tại thành Vajji được gọi là Phái Đại Chúng hay Cấp Tiến / Mahasanghikas, do Đại Đức Vajjiputra chủ tọa, tất cả đều đồng ý sửa đổi mười (10) điều luật của Phật dạy, để thích hợp với hậu thế.
Từ đó, Phật giáo được chia làm hai phái rõ rệt. Một trăm (100) năm về sau, bắt nguồn từ hai phái chính này, Phật giáo được chia thành hai mươi (20) chi phái khác nhau. Về tư tưởng, cũng có một số chi phái chủ trương pha trộn giữa hai khuynh hướng lẫn nhau.
-Khuynh hướng Bảo Thủ gồm có mười một (11) chi phái khác nhau:
1-Thượng Tọa / Theravada, 2-Thuyết Nhất Thiết Hữu / Sarvastivada,
3-Độc Tử / Vatsiputriyah, 4-Pháp Thượng / Dhasmottariya, 5-Hiền Duẩn / Bhadrayamiya, 6-Chánh Lượng / Samatiyah, 7-Đắc Địa / Mahisasaka,
8-Mật Lâm Sơn / Sangarikah, 9-Pháp Tạng / Dharmaguptan, 10-Quán Âm / Kasyapiya, 11-Kinh Lượng / Sautrantika.
-Khuynh hướng Cấp Tiến gồm có chin (9) chi phái khác nhau như:
1-Đại Chúng / Mahasanghikas, 2-Nhất Thuyết / Ekavya Vaharikah,
3-Thuyết Nhất Thế / Lokottaravabinan, 4-Kê Túc / Kankkutika, 5-Đa Văn / Bahusrutiyah, 6-Thuyết Dã / Prajnaptivanah, 7-Chế Đa Sơn / Jetavaniyar,
8-Tây Sơn Trụ / Aparasailah, 9-Bắc Sơn Trụ / Uttasasailah.
3.3-Đại Hội Kết Tập Kỳ Thứ 3: Hơn hai trăm (200) năm sau ngày Phật nhập diệt Niết Bàn ( vào năm 274 trước Tây Lịch), tại thành Patahiputa, Hoàng Đế A-Dục triệu tập đại hội một ngàn (1000.) vị Đại Trưởng Lão, dưới sự chủ tọa của Ngài Mục Kiền Liên Tu-Đế / Moggaliputta Tissa, trong chin (9) thang, để kết tập kinh điển, và chỉnh đốn lại hàng ngũ tăng giới, bằng cách bài trừ hàng tăng sĩ phá giới, vô kỷ luật.
3.4-Đại Hội Kết Tập Kỳ Thứ 4: Khoảng sáu trăm (600) năm sau ngày Phật nhập diệt Niết Bàn, tại thành Ca-Thập-Di-La, vua Ấn Độ là Ca-Uy-Sắc-Ca triệu tập một ngàn năm trăm (1,500.) gồm cả tăng sĩ và cư sĩ, dưới sự chủ tọa của Ngài Hiệp-Tôn-Giả và Thế-Hữu, để kêt tập kinh điển lần thứ tư (4th).
4-Các DanhTừ Nam Tông & Bắc Tông, Tiểu Thừa & Đại Thừa:
Mãi đến hai kỳ đại hội kết tập kinh điển thứ ba (3rd) và thứ tư (4th), Phật học mới được ghi chép lại thành sách vở, bởi hai (2) loại văn tự: Pali và Sanskrit / Phạn Văn của Ấn Độ.
4.1-Nam Tông và Bắc Tông (Về mặt địa lý truyền bá của Phật giáo):
Tiếng Pali được dùng bởi các cư dân ở miền Nam Ấn Độ, cho nên, các kinh điển Phật giáo bằng chữ Pali đã có cơ hội thuận tiện lan truyền hướng xuống các phần đất nằm về phía Nam của Ấn Độ như các xứ: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên, . . . Nên được gọi là Nam Tông Phật Giáo.
Tiếng Sanskrit / Phạn ngữ là tiếng được dùng cho các cư dân ở miền Trung và Bắc Ấn Độ. Các kinh sách Phật giáo bằng Phạn ngữ / Sanskrit đã có dịp truyền sang các phần đất tiếp cận với Bắc Ấn Độ, các xứ ở về phía Bắc như: Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, . . Nên cũng được gọi là Bắc Tông Phật Giáo.
4.2-Tiểu Thừa / Hinayana và Đại Thừa / Mahayana:
Danh từ Tiểu Thừa và Đại Thừa chỉ sự khác biệt về phần tư tưởng, giáo lý giữa hai phái chính là Thượng Tọa (Bảo Thủ hay Nguyên Thủy) và Đại Chúng (Cấp Tiến).
“Thừa” có nghĩa là chuyên chở. Đôi khi, người ta dùng chữ “Thặng”, có nghĩa là cỗ xe. “Thừa” hay “Thặng” đều có nghĩa bao hàm: Giáo lý của Đức Phật có công năng như một chiếc xe chuyên chở, đưa chúng sinh từ cõi trần đầy phiền não, đau khổ, đến cảnh giới an vui thanh tịnh giải thoát (Niết Bàn). -Tiểu Thừa (chuyên chở nhỏ) là phái tu Phật chỉ lo phần tự giác, tự độ cho cá nhân của mình. -Đại Thừa (chuyên chở lớn) là phái tu Phật vừa lo tự giác, tự độ cho mình, vừa lo giác tha, phổ độ chúng sinh.
Tóm lại, Phật Giáo Nam Tông (tại các xứ về phía Nam Ấn Độ) thường đi đôi với với danh từ Tiểu Thừa (về tư tưởng chỉ lo phần tự giác, tự độ cá nhân) để chỉ các tăng sĩ học theo phái Thượng Tọa / Nguyên Thủy, với sách Phật được ghi chép bằng chữ Pali làm phương châm.
Phật Giáo Bắc Tông (tại các xứ về phía Bắc Ấn Độ) hay còn được gọi là Đại Thừa (về tư tưởng, vừa lo tự giác cá nhân, vừa lo giác tha cho người khác để phổ độ chúng sinh) nhằm chỉ các tăng sĩ theo học phái Đại Chúng / Cấp Tiến, với kinh sách Phật bằng Phạn văn / Sanskrit. (-vào năm 1950, tại Colombo / Tích Lan các tổ chức Phật Giáo Thế Giới nhóm họp và đã đồng ý dùng danh từ Phật Giáo Nguyên Thủy thay cho danh từ Tiểu Thừa, vàPhật Giáo Phát Triển thay cho danh từ Đại Thừa).
5-Những Tương Đồng & Dị Biệt Giữa Tiểu Thừa & Đại Thừa:
5.1-Những Điễm Tương Đồng: Hai mươi (20) chi phái Phật Giáo thuộc Nam Tông (Tiểu Thừa / Bảo Thủ) và Bắc Tông (Đại Thừa / Cấp Tiến) đều thờ chung một đấng giáo chủ Phật Tổ Thích Ca, cùng chung mục đích diệt trừ khổ não, để giải thoát, và cùng chung tin tưởng các nguyên lý căn bản như sau:
a-Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, và Đạo Đế).
b-Thuyết Nhân Duyên Sanh / Thập Nhị (12) Nhân Duyên (gồm có: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, và Lão Tử).
c-Thuyết Chư Hành Vô Thường.
d-Thuyết Nghiệp Báo Luân Hồi.
e-Thuyết Chư Pháp Vô Ngã.
f-Thuyết NIết Bàn Tịch Tịnh.
5.2-Những Điểm Dị Biệt:
a-Tiểu Thừa khiêm tốn chỉ lo về tự giác, tự độ cá nhân của mình, để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. -Đại Thừa chẳng những lo tự giác, tự độ cho cá nhân của mình, đồng thời còn giác tha, lo phổ độ chúng sinh với tâm lượng quảng đại phóng khoáng.
b-Tiểu Thừa chỉ lo phá Ngã chấp, chớ không lo phá Pháp chấp. -Đại Thừa lo phá cả hai Ngã chấp và Pháp chấp.
c-Tiểu Thừa lo giải thoát và cách ly ra khỏi thế gian tướng.-Đại Thừa lo giải thoát nhưng không cách ly thế gian tướng.
d-Về phương diện thực hành giới luật: -Tiểu Thừa chủ trương giữ nguyên giáo quyền truyền thống, nghiêm trừ giới luật, nô lệ kinh sách. -Đại Thừa chủ trương tự do phóng khoáng, bất chấp văn tự, quyền biến linh động, tùy duyên hóa độ, giới luật được cải biến để thích nghi với trình độ hiểu biết của thời đại.
e-Những đặc điểm của Đại Thừa mà Tiểu Thừa không công nhận như sau: -Tư Tưởng Bồ Tát Hạnh / Bodhisatva. –Quan Niệm Tam Thân: Pháp Thân / Dharmakaya, Báo Thân / Sambhogakaya. và Ứng Thân / Nirmanakaya. -Phật Tánh Bình Đẳng. -Chủ Trương Tất Cả Đều Không / Sunyata. e-Quan Niệm Thực Hành Lục Độ / Paramitas, và Cấp Bậc Thập Địa. Chính nhờ những tư tưởng mới mẻ này, Đại Thừa Phật Giáo đã đi sâu rộng vào lãnh vực triết học hơn là tôn giáo, và vấn đề siêu hình trở nên quan trọng.
Vào năm 140 sau Tây Lịch, Đại Thừa Phật Giáo được phát triển mạnh, nhờ vào công đức đầu tiên của Ngài Mã Minh Bồ Tát / Asvaghosa, người ở Bắc Ấn Độ, sáng tác Bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín, và Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, giúp bắc nhịp cầu cho các tín hữu Tiểu Thừa bước qua Đại Thừa.
Một trăm (100) năm sau, nối nghiệp Ngài Mã Minh có Ngài Long Thọ Bồ Tát / Nagarjuna, người ở nước Tỳ-Dạt-La, miền Nam Ấn Độ, sáng tác các bộ luận như: Trung Quán, Thập Nhị Môn, Trí Độ, . . . Ngài chủ trương lý thuyết “Không / Sunyatan”. Sau đó hai đệ tử của Ngài Long Thọ là Long Trí và Đề Bà cũng góp công lớn trong việc phát triển Đại Thừa Phật Giáo.
Vào khoảng thế kỷ thư tư (4th) sau Tây Lịch, hai anh em Ngài Vô Trước / Asanga, và Thế Thân / Vasubandhu, sanh ở Bắc Ấn Độ, chủ trương về Pháp Tướng Duy Thức Học / Vijinanavada. Ngài Vô Trước / Asanga sáng tác bộ Nhiếp Đại Thừa Luận. Ngài Thế Thân / Vasubandhu sáng tác bộ Cu Xá Luận / Abbidharmakosa. Tư tưởng của hai Ngài đã ảnh hưởng đại chúng kéo dài đến thế kỷ thứ mười (10th) sau Tây Lịch, đã làm cho Đại Thừa Phật Giáo ở Ấn Độ được phát triển rực rỡ, và làm lu mờ các giáo lý Tiểu Thừa vào lúc bấy giờ.
Tóm lại, vào năm 624 trước Tây Lịch, Đức Phật Thích Ca ra đời trong một xã hội Ấn Độ đầy bất công, nhân sinh thống khổ. Năm ba mươi (30) tuổi, Ngài đắc đạo Bồ Đề, khai sáng giềng mối Phật Giáo. Trong cuộc đời thọ tám mươi (80) tuổi của Phật, chúng ta nhận thấy Phật Tổ là một bậc Đại Hùng, Đại Lực, và Đại Bi.
Trong bốn mươi chin (49) năm truyền đạo, Đức Phật thuyết giảng đạo pháp diệt khổ, giải thoát, tùy duyên hóa độ chúng sinh, lần lượt qua năm (5) thời kỳ thuyết pháp với năm (5) bộ kinh như: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh A Hàm, Kinh Phương Đẳng, Kinh Bát Nhã, và Kinh Pháp Hoa lẫn Kinh Niết Bàn. Về sau, các đệ tử của Phật đã nhóm họp đại hội để ôn tụng lại các kinh luật của Ngài, xuyên qua bốn (4) thời kỳ kết tập kinh điển. Vào thời kỳ đại hội kết tập thứ hai (2nd), vì sự bất đồng ý kiến, các đệ tử của Phật đã chia ra làm hai (2) nhóm có hai (2) khuynh hướng khác nhau: phái Thượng Tọa / Bảo Thủ hay Nguyên Thủy, và phái Đại Chúng / Cấp Tiến. Mãi đến một trăm (100) năm sau đó, bắt nguồn từ hai khuynh hướng chính này, Phật giáo được chia ra làm hai mươi (20) chi phái khác nhau.
Vào hai kỳ đại hội kết tập kinh điển thư ba (3rd) và thứ tư (4th), kinh luật của Phật mới được ghi chép lại bằng văn tự Ấn Độ. Kinh sách chữ Pali được dùng tại các phần đất thuộc miền Nam Ấn Độ, và các nước ở phương Nam như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên . . . ,
gồm có mười một (11) chi phái thuộc khuynh hướng Thượng Tọa / Bảo Thủ hay Nguyên Thủy, còn được đọi là Phật Giáo Nam Tông hay Tiểu Thừa, với chủ trương tự giác, tự độ. Ngoài ra, kinh sách bằng Phạn ngữ / Sanskrit được dùng tại các phần đất thuộc miền Trung và Bắc Ấn Độ, và các nước ở phương Bắc như: Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam . . . , gồm có chin (9) chi phái thuộc khuynh hướng Đại Chúng / Cấp Tiến, còn được gọi là Phật Giáo Bắc Tông hay Đại Thừa, với chủ trương vừa tự giác, tự độ, vừa lo phổ độ chúng sinh.
Hai khuynh hướng Phật Giáo Nam Tông / Tiểu Thừa hay Nguyên Thủy, và Phật Giáo Bắc Tông / Đại Thừa hay Cấp Tiến đều thờ chung một Phật Tổ Thích Ca, cùng có chung một mục đích diệt trừ khổ não, và cùng tin tưởng các nguyên lý căn bản về Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Thuyết Vô Thường, Vô Ngã, Luân Hồi, và Niết Bàn.
Về vũ trụ quan, Phật giáo cho rằng ngoài thế gian này (Dục Giới), vũ trụ còn có vô số cảnh giới khác nhau (thuộc nhiều Sắc Giới và Vô Sắc Giới). Theo kinh Hoa Nghiêm luận rằng Pháp Giới (muôn ngàn hình tướng khác biệt trong vũ trụ) trùng trùng duyên khởi, tức là các cảnh giới chồng chất nhau do nhân duyên hình thành. Trong khi kinh Bát Nhã cho rằng Vạn Pháp (Vạn Sự và Vạn Vật) đều là vô tướng. Cũng như Luật Vô Thường (không lâu bền, đổi thay) chi phối Vạn Pháp trong vũ trụ như sau: -Vạn sự đều chuyển biến lần lượt theo bốn (4) thời kỳ: Thành, Trụ, Hoại, và Không. -Vạn vật phải biến đổi theo bốn giai đoạn: Sinh, Tru, Dị, và Diệt. –Con người phải chịu trải qua: Sinh, Bệnh, Lão, và Tử.
Về nhân sinh quan, con người có hai đời sống thân xác và tinh thần.
Thân xác là một hợp chất do bốn (4) yếu tố: Đất, Nước, Gió, và Lửa, giả tạm thành hình, và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hữu hạn, trăm (100) năm, rồi bốn (4) yếu tố vật chất này đều bị tan rã, trở về trạng thái cũ. Còn tinh thần (Tâm Thức) sẽ do một nghiệp lực dẫn dắt đến một cảnh giới an vui hay buồn khổ. Do đó, lúc sống ở đời, con người cố gắng tu sửa hành vi, tư tưởng được hoàn thiện. Kết quả sau khi chết, tinh thần sẽ được về nơi chốn an lành (mà Phật giáo gọi là cảnh Niết Bàn). /.
–Giáo Sư VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.
Mời các bạn thưởng thức một bài thơ của một thi sĩ đời Đường nói về kiếp người sau khi bị trăm dũa ngàn mài.
Chúc các bạn thân tâm thường an lạc.
Thân ái
我 昔 未 生 時,冥 冥 無 所 知。
Ngã tích vị sinh thì, minh minh vô sở tri .
天 公 強 生 我,生 我 復 何 為?
Thiên công cưỡng sinh ngã, sinh ngã phục hà vi?
無 衣 使 我 寒,無 食 使 我 饑。
Vô y sử ngã hàn, vô thực sử ngã ky .
還 伱 天 公 我,還 我 未 生 時。
Hoàn nễ thiên công ngã, hoàn ngã vị sinh thì.
Vương Phạm Chí
Thủa chưa sanh
Thủa ta chưa sanh ra
Mờ mịt chẳng biết chi
Bỗng nhiên trời sanh ta
Sanh ta để làm gì
Không áo khiến ta lạnh
Không cơm khiến ta đói
Sanh ta trả lại trời
Trả ta thủa chưa sanh
When i was unborn
When i was unborn
I lived in ignorance
Then god created me
What did you do it for?
With no clothes i’m cold
With no food i’m starved
Here’s your creating me
Give back my unbirth
KT dịch
Mời các bạn cùng đi tham quan Ngũ Đại Hồ với đoàn chúng tôi. Đây là một hệ thống nước ngọt thiên nhiên lớn nhất thế giới bao gồm 5 hồ từ tây sang đông là: hồ Superior, Michigan, Huron, Erie, Ontario nằm trên hoặc gần biên giới Gia-Mỹ. Câu mẹo để nhớ tên của Ngũ Đại Hồ là She Makes Harry Eat Onions. Vì có kích thước rất lớn nên NDH có tính năng như biển với sóng to gió cả, chân trời xa tít mù khơi nên đôi lúc cũng được gọi là biển nội địa. NDH có diện tích tổng cộng là 244 106 km2 và dung tích nước 22 671 km3 -chiếm 21% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. NDH bằng ¾ nước Việt Nam và lớn hơn Vương Quốc Liên Hiệp Anh. Nhóm hồ này chứa đựng đủ nước để nhận chìm cả 48 tiểu bang lục địa Hoa Kỳ dưới 2,9m nước.
Chúc các bạn một cuộc du ngoạn đầy thú vị trên Ngũ Đại Hồ.
Thân ái
KT
Ngũ Đại Hồ
Gia Mỹ lừng danh Ngũ Đại Hồ
Trời xanh nước biếc cảnh như mơ
Xứ Anh vĩ đại xem còn nhỏ
Biển Thái mênh mông sánh phẳng lờ
Khối lỏng nối liền ba vạn đảo
Đất giàu nuôi dưỡng triệu dân no
Giao thông thuận tiện nhờ dòng chảy
Bậc nhất tài nguyên chẳng thể so
KT 11-5-2014
Đoàn chúng tôi vượt qua đèo Vail trên đỉnh Rặng Rocky ở độ cao 3250m để băng qua phía đông của cao nguyên Colorado bằng quốc lộ I-70. Rặng Rocky, hay còn gọi là Dãy Thạch Sơn, là dãy núi trọng yếu của miền tây châu Bắc Mỹ. Kéo dài hơn 4800 km từ cực bắc British Columbia đến cực nam New Mexico, Rặng Rocky là cội nguồn của rất nhiều sông ngòi trong đó có dòng sông Colorado với những thắng cảnh nổi tiếng như Đại Lũng Grand Canyon, Thung Lũng Tượng Đài Monument Valley, Miền Hẽm Núi Canyonlands v.v… mà chúng ta đã có dịp nói qua.
Xuống đến chân núi là những cánh đồng bất tận của Đại Bình Nguyên với những hệ thống tưới xoay vòng khổng lồ, những silo cao nghễu, những vựa thóc ngát trời, những trang trại, thảo nguyên bất tận kéo dài từ bang này sang bang khác. Chúng tôi đi bằng I-70, I-76 rồi I-80 vượt qua Utah, Colorado, Nebraska, Iowa, Illinois, Indiana rồi tới Michigan đề ngừng chân tại nhà Mỹ Lan.
Vành đai lúa bắp Hòa Kỳ
Vành đai lúa bắp xứ cờ hoa
Rộng lớn mênh mông rõ thật mà
Cánh tưới xoay vòng phun nước rộng
Máy bay lên thẳng thả phân xa
Xi-lô vựa thóc cao hơn núi
Lúa mạch gạo ngô chứa khắp nhà
Đi mấy ngày trời băng vạn dặm
Cánh đồng bất tận vẫn chưa qua
KT (9-5-2014)
http://en.wikipedia.org/wiki/Wheat_belt_%28United_States%29
http://www.epa.gov/oecaagct/ag101/cropmajor.html
bất tri tam bách dư niên hậu
thiên hạ hà nhân khấp tố như
ba trăm năm nữa có dư
hỏi ai còn khóc tố như sau này
trích tại nhân gian phàm kỷ niên
thi trung hào kiệt tửu trung tiên
xuống trần nay đã bao năm
bậc tiên làng rượu thơ văn đứng đầu
hôm qua bờm gặp nguyễn du
ở trên tiên cảnh làm thơ cho trời
trời nghe du nhất trên đời
sửa sang xa gía đón mời lên tiên
du quê ở tại tiên điền
vốn dòng hào kiệt đức hiền lắm thay
bao giờ ngàn hống hết cây
sông rum hết nước họ này hết quan
cõi trời mở tiệc liên hoan
các tiên phó hội mới bàn việc thơ
rằng trong thế giới mộng mơ
ai người tài nhất làng thơ bây giờ
trang châu mới nói làng thơ
trích tiên họ lý đứng đầu chứ ai
bỗng đâu sấm động bồng lai
lão quân thái thượng cỡi nai chầu trời
lão rằng đứng nhất trên đời
tên du họ nguyễn là người phương nam
các tiên kẻ bắc người nam
kẻ theo lý bạch người bàn nguyễn du
các tiên nói chuyện văn thơ
cãi nhau chí choé rối mù cõi tiên
nhạc trời bỗng trổi thượng thiên
ngọc hoàng thượng đế điện tiền nhập cung
ngọc hoàng người gốc gò công
giọng cao sang sảng tướng trông hơi gù
trải qua một vạn kiếp tu
ngôi cao cửu ngũ đứng đầu cõi tiên
các tiên nói chuyện huyên thuyên
ngọc hoàng mới hỏi nhân duyên sự tình
các tiên mọi sự tấu trình
thỉnh xin thượng đế niệm tình thứ tha
lúc này bờm mới bước ra
tung hô vạn tuế đại ca ngọc hoàng
đầu tiên ngọc thể vấn an
bờm xin hiến kế làm yên cỏi trời
các tiên bàn cãi không thôi
ngọc hoàng cả giận được rồi các tiên
sẵn đây đã có bờm hiền
là em rể trẫm lấy tiên trên trời
để em trẫm được đôi lời
thử xem giải quyết việc trời thế nao
các tiên chớ có ào ào
việc đâu còn đó hơi nào cãi nhau
bờm rằng ngọc đế muôn tâu
xin cho mở hội tao đàn thi thơ
người nào vô địch mộng mơ
là người bậc nhất làng thơ trên trời
trời rằng thật hạp ý trời
kíp mau lệnh tiển đi mời hai tiên
nam du bắc bạch lại liền
cùng nhau đọ sức cõi tiên tranh tài
đầu tiên lý bạch thượng đài
tay tiên vẩy khúc thiên thai nghê thường
khúc đâu tiếng nhạc du dương
dường như có hạc viễn phương trở về
nguyễn du tấu khúc sơn khê
ầm ầm mưa đổ miền quê đồng bằng
cỏ xanh cúi rạp một lòng
thiên cung rúng động muốn long cả trời
các tiên trong bụng rối bời
ngang tài bằng sức biết thời chọn ai
thôi thì ta chọn cả hai
nam du bắc bạch xứng tài với nhau
gió đưa ngọn cỏ dàu dàu
xuân hương xuất hiện dạt dào xiết bao
lời thơ giọng thánh cất cao
xuân hương tấu khúc trăng sao cõi người
khúc này là khúc cờ người
các tiên nghe thấy rụng rời tái tê
khúc này là khúc đê mê
các tiên nhe thấy say mê ngút ngàn
khúc này ân ái vô vàn
các tiên nghe thấy nát tan cõi lòng
khúc này biển ái mênh mông
các tiên nghe thấy lâng lâng cả hồn
các tiên đồng nói một lòng
xuân hương đệ nhất không còn ai hơn
xuân hương bà chúa thơ nôm
ngôi cao đệ nhất ở trong lòng người
bờm ơi tiên nói tiên cười
bờm khôn lắm đấy hơn người biết bao
bờm ơi bờm lại đây nào
để tiên xẻ mận xẻ đào bờm xơi
bờm
Heureux qui, comme Ulysse, a fait un beau voyage,
Ou comme cestuy-là qui conquit la toison,
Et puis est retourné, plein d'usage et raison,
Vivre entre ses parents le reste de son âge !
Quand reverrai-je, hélas, de mon petit village
Fumer la cheminée, et en quelle saison
Reverrai-je le clos de ma pauvre maison,
Qui m'est une province, et beaucoup davantage ?
Plus me plaît le séjour qu'ont bâti mes aïeux,
Que des palais Romains le front audacieux,
Plus que le marbre dur me plaît l'ardoise fine :
Plus mon Loir gaulois, que le Tibre latin,
Plus mon petit Liré, que le mont Palatin,
Et plus que l'air marin la doulceur angevine.
Joachim DU BELLAY (1522-1560)
Sướng thay Uy Lit
Sướng thay Uy Lit bôn ba
Mười năm chinh chiến thành Troa cứu người
Dê Sơn tài trí tuyệt vời
Lông vàng lấy được tức thời về quê
Sống đời hạnh phúc say mê
Bao giờ ta lại trở về quê xưa
Nói sao nỗi nhớ cho vừa
Trông kìa ống khói nô đùa thôn trang
Nhà ta tuy chẳng huy hoàng
Như cung La Mã nhưng làm ta vui
Không cẩm thạch chỉ ngói thôi
Không sông La Mã chỉ ngòi Gô Loa
Làng ta núi nhỏ kiêu sa
Tuy không hoành tráng đậm đà tình quê
KT dịch
tiên ơi bờm muốn đi lào
xứ này nhiều mận lắm đào rói tươi
xứ này rộn rã tiếng cười
những cô thôn nữ nõn người tắm sông
ngang hông quấn chiếc xà rông
tung tăng ngụp lặn giữa dòng mê kông
nước vờn mái tóc bập bồng
gió lúa váy lụa phập phồng nổi trôi
đúng là bờm đã điên rồi
đào nhà nào thiếu lại đòi tào lao
đào miên đào thái đào lào
làm sao bằng được quả đào tiên cho
đào tiên hồng mịn tròn vo
đào lào méo mó như mo cau già
nhìn vào là muốn chạy xa
nếu mà mắc phải tim la đó bờm
tiên bờm bờm nhớ bờm mong
đó là bờm nói thử lòng tiên thôi
thực ra bờm chỉ một người
một người mà lại muôn người gồm thâu
xạo bờm nói chuyện đâu đâu
nếu mà xạo quá mất đầu đó nghe
đào tây cũng thấy bờm mê
đào lào cũng bảo không chê chỗ nào
trên trời muôn vạn ngôi sao
nhưng riêng chỉ một sáng ngời vầng trăng
tiên ơi bờm muốn nói rằng
vầng trăng vằng vặc vẫn hằn dấu xưa
bây giờ tiên đã hiểu chưa
tiên yêu tiên quý dấm chua của bờm
tiên cười tiên bảo này bờm
xứ lào xinh đẹp đồng lòng thiên di
đã đi ta hãy cùng đi
đi cho rã cánh quyên di chim trời
ta đi đến khắp mọi nơi
phương trời xa thẳm đã đời mới thôi
tiên thương bờm lắm bờm ơi
này đào này mận bơm xơi đi bờm
ăn xong ta sẽ đồng lòng
chu du thế giới như bờm ước ao
bờm