Lời nói đầu
Tập thơ Nguyễn
Du Thi Thánh Việt Nam xuất hiện đầu
tiên vào tháng 6 năm 2007 dưới dạng feuilleton
– truyện thơ hàng ngày – trên trang thư của nhóm Cựu sinh viên Trường Blaise
Pascal Đà Nẵng và liền sau đó trên Diễn đàn Thơ văn của Yahoo. Lúc đầu tôi chỉ dự định viết về cuộc đời của cụ
Nguyễn Du mà thôi. Tôi nghĩ cách tốt nhất
để miêu tả cuộc đời của cụ, một nhà thơ lớn của dân tộc, là sử dụng thi ca do cụ
sáng tác làm nguồn tư liệu chính để tìm hiểu về tình cảm, tâm tư và nhân sinh
quan của cụ . Lúc bắt đầu dự án này, thú
thật tôi chẳng những không thông Hán văn cho lắm mà còn hoàn toàn mù tịt về cụ Nguyễn
Du. Đấy chẳng qua vì hồi nhỏ thì tôi học
chương trình Pháp, đến lúc trưởng thành lại sinh sống tại hải
ngoại, cho nên ít có dịp sử dụng đến ngôn ngữ mẹ. Chỉ mới thời gian
gần đây, tôi bắt đầu khởi sự trở về nguồn cội, tìm hiểu về văn học của
dân tộc mà thôi.
Cách làm việc của tôi là sưu tầm đến đâu thì
viết tới đó. Còn về tài liệu thì tôi dựa vào những văn kiện được đưa lên
Liên Mạng là chủ yếu. Ngoài ra tôi còn tham khảo một số sách vở rất
hạn chế đề cập đến đại văn hào Nguyễn Du. Khi bắt tay vào việc tôi
mới nhận ra rằng các dữ kiện liên quan đến cuộc đời của cụ rất thiếu
thốn, đôi lúc mâu thuẫn thậm chí nhiều khi còn khiến chúng ta đâm ra ngờ vực. Ví
dụ như về ngày sinh của cụ Nguyễn Du thì chủ yếu có hai thuyết. Thuyết
thứ nhất cho là cụ sinh năm 1765 nhưng không nêu rõ ngày nào. Thuyết thứ
hai dựa theo gia phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền thì cụ chào đời vào ngày 23
tháng 11 năm Ất dậu Âm lịch, nhằm ngày 3 tháng Giêng năm 1766 Dương Lịch.
Thuyết này có vẻ đáng tin hơn, theo đó cụ sinh trước Tết ta nhưng sau Tết tây
chỉ có 3 ngày. Tuy nhiên, trên các văn bản chính thức thì đều ghi năm
sinh của cụ Nguyễn Du là 1765. Chính vì thế mà UNESCO, Hội đồng Văn hóa
của Liên Hiệp Quốc, khi vinh danh Nguyễn Du là Danh
nhân Văn hoá và Nhà thơ Nhân loại đã làm lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ vào năm 1965.
Ngoài ra một số chi tiết quan trọng khác trong cuộc đời của cụ Nguyễn
Du thì chẳng thấy tác giả nào đề cập cả, thí dụ như cuộc đi sứ sang Trung Quốc. Còn điều đáng nghi ngờ nhất là tâm sự hoài Lê
mà hầu hết sách giáo khoa nào cũng gán ép cho cụ. Qua các tài liệu thơ văn tham khảo, tôi nhận
thấy cụ Nguyễn Du chưa hề thốt lên lời thương xót chế độ Lê mạt bao giờ. Tôi cho rằng để tìm hiểu tâm tư, tình cảm
cũng như cuộc đời của một tác giả thì không gì tốt hơn là tìm hiểu ngay trong
chính những tác phẩm do nhân vật đó viết ra.
Đó là một trong lý do khiến tôi nảy ra ý kết tập toàn bộ sáng
tác của cụ Nguyễn Du trong đó bao gồm các loại thơ Nôm và Hán-Việt. Học giả Mai Quốc Liên có lần viết: "Thơ
chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một
tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ
Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc
nữa".
Khi bắt đầu đọc thơ văn Hán-Việt của Nguyễn Du, trong lòng muôn
phần kính phục, tôi chợt hiểu rằng đây
là một kho tàng vô giá về mặt văn học có giá trị không thua gì truyện Kiều cả. Do đó tôi đi đến quyết định phiên dịch toàn bộ 250 bài
thơ tôi đã sưu tầm được ra thể thơ lục bát để quí vị độc
giả yêu thơ thưởng thức. Tôi cũng đang
dịch lại một lần nữa theo đúng khổ thơ của nguyên tác; và hy vọng sẽ có thể
cống hiến cho độc giả những bản dịch chuẩn xác hơn cả về mặt ngữ nghĩa lẫn âm
điệu trong kỳ tái bản tới.
Chủ đích của tôi khi viết tập thơ này là đánh đổ quan điểm về lòng
trung tuyệt đối mà người đời vẫn thường gán ép cho cụ Nguyễn Du. Thật khó mà tưởng tượng một nhân vật thông
thái và tài trí như cụ mà lại đi tôn thờ một ông vua cõng rắn cắn gà nhà và đê
hèn sống bám vào triều đình Mãn Thanh. Theo
anh Bắc Giang thì vụ án hoài Lê là hoàn toàn không có cơ sở và là một điều sỉ
nhục đối với cụ Nguyễn Du mà chúng ta cần làm sáng tỏ. Bảo rằng cụ Nguyễn Du hoài Lê thì có khác gì
khẳng định là giới trí thức miền nam hoài ông Nguyễn Văn Thiệu hoặc ông Nguyễn
Cao Kỳ. Đó là một điều quái đản không
thể nào tưởng tượng nổi. Tôi đồng ý với anh Bắc Giang là Nguyễn Du không hoài ai cả - từ vua Lê, chúa Trịnh, Nhà Nguyễn Tây Sơn cho đến ngay cả vua Gia Long. Có hoài chăng là hoài bản thân đọa đầy, hoài cái dân tộc Việt Nam liên tục chịu ách chiến tranh, hoài cái kiếp người đắm chìm đau khổ, hoài cái thân phận người đàn bà bị xã hội chà đạp.
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (VTTLCS)
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (VTTLCS)
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (TK)
Thay vào cái hình tượng quái dị đấy, tôi muốn nêu ra một cụ Nguyễn
Du tài hoa rất mực, được sinh ra trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu
nhương. Một cụ Nguyễn Du đầy tình cảm:
yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu đất nước và yêu con người. Vì yêu cuộc sống nên căm thù chiến tranh và
đấu tranh cho hoà bình. Vì yêu thiên
nhiên nên sẵn sàng sống quy ẩn trong rừng sâu vui đùa với hươu nai và cây cỏ. Khi được vời ra làm quan với triều đình Gia
Long, cụ đã tỏ ra yêu thương dân và sống một cuộc đời nghèo khổ như tuyệt đại
đa số quần chúng. Khác với các ông quan
giàu sang, cụ sống một cuộc đời giản dị, thanh liêm và trong sạch như chính lời
cụ nói trong Ngẫu thư công quánLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (TK)
Đầu
hôm ăn một bát cơm
Đến chiều tắm mát một bồn nước trong.
Ngoài ra, tôi muốn thơ mộng hoá cụ Nguyễn Du như một người tình
trong mối tình lý tưởng đẹp tựa giấc mơ tiên.
Khi thấy thế nước ngã sang một hướng đi khác mà vai trò của cụ không còn
cần thiết nữa, cụ đã không ngần ngại rửa tay gác kiếm, treo ấn từ quan, quy ẩn
giang hồ về vui thú điền viên với người vợ yêu quý để rồi:Đến chiều tắm mát một bồn nước trong.
Từ
nay từ bỏ ganh đua
Bút son mài mực điểm tô chân mày
Tập thơ gồm có bốn phần chính được sắp xếp như sau:Bút son mài mực điểm tô chân mày
·
Cuộc
đời: trình bày về cuộc đời của thi thánh Nguyễn Du
dưới thể thơ lục bát.
·
Thơ
Hán-Việt: bao gồm các tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục kèm theo bản dịch bằng thơ lục bát.
·
Thơ
chữ nôm: gồm cóThác
lời trai Phường Nón, Văn tế hai cô
gái Trường Lưu, Văn tế thập loại
chúng sinh và Truyện Kiều dựa
trên bản Truyện Kiều, Nôm và Quốc Ngữ,
bản Nôm chép tay của Tăng Hữu Ứng
·
Thơ
văn ca tụng Nguyễn Du: sao lục một số câu đối
phúng điếu cụ Nguyễn Du và một ít bài viết vinh danh vị thánh trong làng thơ nước
ta.
Ngoài ra có phần phụ lục tóm lược một số sự kiện quan trọng trong
cuộc đời của cụ Nguyễn Du, liệt kê các tài liệu tham khảo và chép lại nguyên
văn chữ Hán tập thơ Bắc Hành Tạp Lục
để tiện việc nghiên cứu sau này.
Dĩ nhiên trong lúc hăng say viết về cụ Nguyễn
Du, tôi vấp phải nhiều thiếu xót về tài liệu tham khảo; hơn thế trình độ bản
thân cũng có nhiều mặt hạn chế. Xin quí độc giả chỉ giáo thêm để tập thơ
được chính xác và phong phú hơn trong ẩn bản tương lai. Trước khi dứt lời, tôi xin chân thành cảm tạ
các thân bằng quyến thuộc đã tích cực giúp đỡ và khuyến khích tôi hoàn thành
tập thơ. Cuối cùng, tôi xin đặc biệt tri ân Nữ sĩ Nguyễn Thu Hương đã
không ngừng cổ vũ tôi trong dự án, đồng thời góp ý vào bản thảo tập thơ này.
Mê Sa Cung, 2007
Sparrowgrass, 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét